Dược sĩ Dung Lê 20/05/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh tiêu hóa mãn tính, tức là nó có thể tái lại trong suốt quãng đời còn lại của bạn. Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần kết hợp điều chỉnh lối sống và cả dùng thuốc. Vậy làm sao để hết trào ngược dạ dày? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày là gì? Có chữa khỏi được không?

Trào ngược dạ dày là một tình trạng mãn tính khi các axit hoặc thức ăn trong dạ dày thường xuyên di chuyển lên thực quản. Những triệu chứng mà người mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ cảm nhận được gồm:

  • Thực quản bị axit và thức ăn kích thích gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng
  • Người bệnh có thể cảm thấy vị đắng hoặc chua ở phía sau cổ họng, cũng như cảm giác khó chịu khi thức ăn hoặc chất lỏng trào ngược khỏi miệng
  • Đôi khi triệu chứng còn tồi tệ hơn, bạn có thể cảm thấy đau rát ngực và thượng vị dữ dội, buồn nôn và nôn

Trào ngược dạ dày là một bệnh có thể kiểm soát được, và phải kiểm soát thường xuyên bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nặng hơn là kết hợp cả thuốc. Nhưng chỉ cần người bệnh quay lại lối sống không điều độ là bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. 

Như vậy, muốn hết hoàn toàn bệnh trào ngược dạ dày thì bạn cần phải tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh.

>> Xem thêm: Mách bạn 5 mẹo xua tan nỗi lo hôi miệng do hở van dạ dày

Làm sao để hết trào ngược dạ dày? 9 mẹo bạn cần biết

Làm sao để hết trào ngược dạ dày
Làm sao để hết trào ngược dạ dày

Chỉ cần bạn thực hiện nghiêm túc 9 mẹo hay dưới đây của Anvitra, đảm bảo sẽ giảm đáng kể nỗi phiền toái về trào ngược dạ dày với bạn. 

1. Ăn ít và ăn chậm

Khi dạ dày quá no, có thể dẫn đến nhiều dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản. Nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên bị trào ngược sau khi ăn no thì hãy thử chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn hàng ngày.

2. Tránh một số loại thực phẩm

Ở những người bị trào ngược axit dạ dày, họ thường được khuyến cáo hạn chế tất cả những thực phẩm dễ gây trào ngược bao gồm: rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, đồ ăn cay, đồ ăn chua, hành, tỏi, cà phê, trà, socola, bạc hà.

Nếu người bệnh đang ăn bất kỳ loại thực phẩm nào trong số các thực phẩm trên một cách thường xuyên thì hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của mình ngay từ hôm nay. Hãy để ý xem liệu làm như vậy có kiểm soát được tình trạng trào ngược của bạn hay không, sau đó từ từ bổ sung lại từng loại một để tìm ra thực phẩm nên ăn và nên kiêng.

>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày nên ăn và nên kiêng

3. Không uống đồ uống có ga

Đồ uống có ga khiến những cơn ợ hơi xảy ra thường xuyên và liên tục, khiến axit chảy ngược vào thực quản. Do đó, hãy chọn uống nước lọc thay vì nước có ga.

4. Thức khuya sau khi ăn

Sau khi ăn no, chỉ riêng việc đứng và ngồi sẽ giúp giữ axit trong dạ dày một cách tốt hơn, tránh được hiện tượng trào ngược. Do đó, các chuyên gia tiêu hóa vẫn thường khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên nằm xuống sau khi ăn 3 tiếng. Điều này có nghĩa là bạn không nên ngủ trưa sau khi ăn bữa trưa no và không ăn lúc tối muộn hoặc lúc nửa đêm.

5. Đừng vận động quá mạnh

Làm sao để hết trào ngược dạ dày? Một trong những điều cần làm là không nên vận động mạnh trong vài giờ sau khi ăn. Tất nhiên, bạn vẫn có thể đi dạo tản bộ sau bữa tối, nhưng tuyệt nhiên không nên chạy nhảy hay cúi gập người vì như vậy có thể khiến axit trào ngược lên thực quản.

6. Ngủ nghiêng trái

Tốt nhất, đầu của người bệnh nên nằm cao hơn chân từ 15-20cm. Bạn có thể làm điều này bằng cách nâng cao chân giường hoặc sử dụng gối nêm chống trào ngược. Đừng kê gối quá cao kẻo gây mỏi vai gáy, không tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của bạn.

7. Giảm cân nếu bị béo bụng

Ở những người bị béo bụng, mỡ ở vùng bụng làm chèn ép lên cơ thắt thực quản dưới

Ở những người bị béo bụng, mỡ ở vùng bụng làm chèn ép lên cơ thắt thực quản dưới, khiến cơ thắt này càng đóng mở thất thường. Điều này dẫn đến ợ chua và trào ngược. 

8. Bỏ hút thuốc lá

Chất nicotin có trong thuốc lá gây kích thích giãn mở cơ thắt thực quản dưới thường xuyên. Cơ thắt này được xem là “hàng rào” ngăn cách các chất từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

9. Kiểm tra các loại thuốc điều trị mà bạn đang sử dụng

Một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc tăng mật độ xương,… có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Do đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị cho một bệnh nào khác, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc đó có ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược dạ dày hay không.

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây nghẹn cổ họng khi nằm và cách lấy lại giấc ngủ ngon

Trên đây là các cách làm sao để hết trào ngược dạ dày. Nếu sử dụng những cách này không hiệu quả hoặc không giảm hẳn tình trạng bệnh của bạn, hãy hỏi ý kiến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn. Mọi thắc mắc về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 234 558 để được chuyên gia Anvitra tư vấn tận tình.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...