THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » Đi khám trào ngược dạ dày như thế nào? Đi ở đâu thì tốt?

Đi khám trào ngược dạ dày như thế nào? Đi ở đâu thì tốt?

Bạn đang có triệu chứng trào ngược dạ dày và thắc mắc liệu mình có bị trào ngược hay không? Bạn muốn đi khám nhưng lo lắng không biết quy trình khám trào ngược dạ dày như thế nào? Vậy thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bài đầy đủ và chi tiết về trình tự khám trào ngược, ngoài ra còn gợi ý các địa điểm khám uy tín ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh!

Cách nhận biết trào ngược dạ dày theo thang điểm GERD-Q

Trước khi giải đáp câu hỏi “khám trào ngược dạ dày như thế nào?”, mời bạn cùng tham khảo bảng câu hỏi GERD-Q. Bởi khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng trào ngược dạ dày dựa theo thang điểm GERD-Q như sau:

Cách tính điểm và tỉ lệ mắc trào ngược dạ dày theo GERD-Q: 

  • 0-2 điểm: không mắc bệnh trào ngược
  • 3-4 điểm: tỉ lệ mắc trào ngược dạ dày thấp
  • 6-8 điểm: có mắc trào ngược dạ dày nhưng ở mức rất nhẹ
  • >9 điểm và dưới 3 câu trả lời đạt mức C: mắc trào ngược dạ dày nhẹ
  • >9 điềm và có trên 3 câu trả lời đạt mức C: mắc trào ngược dạ dày mức độ trung bình – nặng

Bạn đọc có thể tự đánh giá điểm số của mình và có những gợi ý ban đầu về khả năng mắc bệnh lý trào ngược dạ dày của bản thân. Các mức điểm trên 8, theo khuyến cáo của tác giả bảng điểm GERD-Q là nên thực hiện việc thăm khám và tái khám thường xuyên.

Quy trình khám trào ngược dạ dày như thế nào, gồm những gì?

Bước 1: Chẩn đoán ban đầu từ bác sĩ theo triệu chứng bệnh nhân gặp phải

Đa số các trường hợp khi bạn lần đầu đi khám trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ khai thác các tính chất của triệu chứng và thời điểm bạn mắc chúng. Từ những thông tin này bạn sẽ được chuẩn đoán ban đầu mà không phải thực hiện các xét nghiệm bất kì. 

Một số câu hỏi thường gặp

  • Cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng thường xuất hiện khi nào? Có hay gặp sau khi ăn không?
  • Có bị đầy bụng hoặc buồn nôn sau khi ăn không?
  • Các triệu chứng này có xuất hiện thường xuyên hay không?
  • Khi gặp triệu chứng này bạn làm gì thì đỡ? Làm gì thì triệu chứng nặng thêm?
  • Triệu chứng có nặng thêm khi nằm hoặc ngồi không?
  • Có sử dụng thuốc gì để làm giảm các triệu chứng trên không?
  • Có các triệu chứng như ho hay khó nuốt không? Có được chuẩn đoán loét dạ dày lần nào chưa?
  • Các đơn thuốc mà bạn đang sử dụng hằng ngày
  • Có hay sử dụng thuốc lá hay rượu bia gì không? 

Sau khi đã thu thập đủ các thông tin này bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám vùng bụng, cổ họng và miệng để đảm bảo không có bệnh lý bất thường khác. Khi đã xác định các triệu chứng này gây ra do acid trào ngược thì bạn sẽ được cho sử dụng đơn thuốc kháng acid và hướng dẫn thay đổi lối sống. 

Bước 2: Tiến hành xét nghiệm

Các xét nghiệm thường chỉ được thực hiện khi có các lý do sau:

  • Điều trị PPI lần đầu không mang lại hiệu quả khả quan, cần đánh giá lại chuẩn đoán.  
  • Nghi ngờ trào ngược dạ dày thực quản đã có biến chứng
  • Các triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác (ví dụ: đôi lúc đau ngực có thể xuất phát từ tim mà không phải do trào ngược)

Theo phác đồ điều trị nội tiêu hoá của BV 115 và Báo cáo xu hướng điều trị trào ngược dạ dày (Liver and Gut, Vol. 12, trang 7-16).

Các loại xét nghiệm trào ngược dạ dày và giá thành của từng loại

1. Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm ban đầu và cơ bản nhất khi đi thăm khám bất cứ căn bệnh nào, thực hiện lấy máu sẽ gợi ý được rất nhiều thông tin cho bác sĩ. Đồng thời cũng chỉ ra được tình trạng sức khoẻ cơ bản của bạn lúc này. 

Do vậy xét nghiệm này có thể sẽ được chỉ định ngay từ lần đầu bạn đi khám trào ngược dạ dày.

Hiện nay có 2 loại xét nghiệm máu cơ bản là: 

  • Xét nghiệm máu toàn phần: đánh giá được số lượng hồng cầu (“sức khoẻ” cơ bản của máu), bạch cầu (chỉ điểm các triệu chứng viêm), tiểu cầu (khả năng đông máu)… 
  • Sinh hoá máu: có thể đánh giá được đường huyết và nhiều chỉ số khác liên quan đến bệnh lý toàn thân.

Ưu điểm: rẻ tiền và dễ thực hiện, là xét nghiệm cơ bản chỉ ra được sức khoẻ tổng thể và có thể định hướng chẩn đoán các bệnh lý khác hoặc bệnh lý kèm theo bệnh trào ngược. 

Nhược điểm: không có khả năng chuẩn đoán bệnh lý trào ngược

Giá thành: khoảng 80.000 -200.000 VNĐ

2. Nội soi thực quản – dạ dày

Nội soi là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh mà có lẽ nhiều bạn đọc từng nghe qua. Phương pháp này cơ bản là sử dụng 1 đầu dò có camera và đưa vào trong thực quản và dạ dày để quan sát các tổn thương bên trong. Đây là phương pháp xâm lấn nên thường sẽ khiến bệnh nhân khó chịu một số trường hợp sẽ phải sử dụng gây mê để thuận tiện hơn cho việc nội soi. 

Tuy có khó khăn để thực hiện nhưng nội soi sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng và dễ chẩn đoán hơn cho bác sĩ. Nội soi còn giúp đánh giá được các tổn thương đi kèm như viêm và loét thực quản, hẹp thực quản…

Ưu điểm: cho hình ảnh rõ nét trợ giúp nhiều trong chuẩn đoán và thấy trước được các biến chứng có thể xảy ra.

Nhược điểm: là thủ thuật xâm lấn gây khó chịu. Phương pháp này chỉ có ở các bệnh viện lớn và đầy đủ trang thiết bị. 

Giá thành: 

  • Nội soi không gây mê: 600.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ
  • Nội soi gây mê: 1.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ tuỳ theo đơn vị thực hiện. 

3.Theo dõi pH thực quản 24h

pH chính là thước đo nồng độ acid, số pH càng bé thì tính acid càng cao. Do vậy, sử dụng thang đo pH ở thực quản sẽ đánh giá chính xác được tình trạng và mức độ acid trào ngược.

Để thực hiện theo dõi pH thực quản sẽ đưa 1 ống thông qua mũi và vào trong thực quản, ống thông này sẽ liên tục lấy kết quả pH để đọ đạt. 

Ưu điểm: đánh giá được mức độ trào ngược, số lần trào ngược. Là phương pháp chẩn đoán chính xác và quan trọng.

Nhược điểm: giá thành mắc và rất ít đơn vị có thể thực hiện đo pH thực quản – dạ dày. Người bệnh phải nằm lại bệnh viện 1 ngày để thực hiện xét nghiệm này.

Giá thành: 400.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ, tuỳ đơn vị thực hiện. 

4. Đo áp lực cơ thực quản

Khi thực hiện xét nghiệm này, một ống nhỏ được đưa qua mũi vào thực quản, có thể sẽ thực hiện gây tê vùng họng trước khi thực hiện. Khi ống đã vào vị trí, bệnh nhân được yêu cầu nuốt. 

Lúc này đầu ống sẽ thu thập lực co bóp từ thực quản, đặc biệt là vùng cơ thắt thực quản dưới để đánh giá sức cơ. Ngoài ra, còn nắm bắt được khả năng phối hợp thực hiện động tác nuốt. 

Ưu điểm: đánh giá được sức khoẻ của cơ thắt và các cơ quan thực hiện động tác nuốt.

Nhược điểm: là xét nghiệm xâm lấn gây khó chịu và chỉ có ở các bệnh viện lớn.  

Giá thành: 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ, tuỳ đơn vị thực hiện.

5. Chụp X-quang hệ tiêu hoá trên có chất cản quang

Khác biệt so với cách chụp X-quang thông thường bạn sẽ phải uống 1 lượng chất trung tính và có khả năng cản tia X (thường là Bari) chất này khi đi vào thực quản và dạ dày sẽ bám lên thành niêm mạc và cản tia X quang đi qua tạo thành hình ảnh niêm mạc của thực quản và dạ dày. 

Phương pháp này thường chỉ áp dụng khi người bệnh khó nuốt hoặc nôn ói nhiều trong trào ngược dạ dày thực quản. Hình ảnh niêm mạc có thể giúp bác sĩ thấy được các cơ quan cản trở động tác nuốt, đặc biệt có thể phát hiện 1 số khối u trong lòng thực quản và dạ dày.

Ưu điểm: xâm lấn tối thiểu ít gây khó chịu, giá thành tương đối rẻ

Nhược điểm: sử dụng đồng vị bari hoặc các chất cản quang khác có thể không phù hợp với một số bệnh nhân suy thận, suy gan hoặc tiêu hoá yếu.

Giá thành: 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ

6. Ngoài ra còn có một số xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt các bệnh lý dễ nhầm lẫn với trào ngược dạ dày – thực quản

  • Điện tâm đồ: để phân biệt với cơn đau ngực do bệnh lý tim mạch
  • Soi máu trong phân: để phân biệt với đi cầu ra máu do các bệnh lý tĩnh mạch 
  • X-quang phổi: để phân biệt với các cơn đau ngực do bệnh lý phổi 
  • Nội soi dạ dày- môn vị- tá tràng: để phân biệt với tắc ngẽn do u, sẹo vùng đáy dạ dày

Do vậy, tuỳ vào tình trạng bệnh và phán đoán của bác sĩ, bạn có thể sẽ phải thực hiện nhiều hoặc ít xét nghiệm hơn so với người khác. Đây là điều hoàn toàn bình thường và không ám chỉ bệnh nặng hơn.

Kết quả xét nghiệm thế nào thì cần điều trị?

Đa phần, người bệnh khi đến khám và có các triệu chứng như đau tức ngực, ợ nóng và đạt trên 8 điểm trong thang điểm GERD-Q đều nên thực hiện điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc kèm theo thay đổi lối sống. 

Ngoài ra, đối với các xét nghiệm khi kết quả trả về cho thấy sự tăng tiết acid quá độ hoặc sự suy yếu của cơ thắt thực quản đều phải thực hiện điều trị, đặc biệt phải chú ý đến những tác động thay đổi lối sống tích cực. 

Khám trào ngược dạ dày ở đâu Hà Nội & Hồ Chí Minh tốt và uy tín?

Tại phía nam và thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đến các khoa khám tiêu hoá uy tin và đầy đủ máy móc sau: 

  • BV Đại học y dược Tp Hồ Chí Minh
  • BV Nhân Dân Gia Định
  • BV Nguyễn Tri Phương
  • BV Bình Dân 

Tại khu vực phía bắc và thành phố Hà Nội bạn có thể đến các bệnh viện có uy tín:

  • BV Đại học y dược Tp Hà Nội 
  • BV Việt Đức 
  • BV Hữu Nghị 
  • BV Xanh Pôn 

Trên đây là những bệnh viện bạn nên thực hiện thăm khám và điều trị nội khoa. Các khoa tiêu hoá thuộc bệnh viên trên không quá đông, đảm bảo được thời gian thăm khám cũng như vẫn đầy đủ được các máy móc công nghệ để việc chuẩn đoán bệnh được tốt nhất. 

Các bệnh viện hạng đặc biệt như: BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai, Bệnh viện K sẽ phù hợp hơn khi điều trị phẫu thuật và điều trị nội trú lâu dài. 

Một số câu hỏi thường gặp khi đi khám 

Khám trào ngược dạ dày có phải nội soi?

Như đã chia sẻ ở phía trên đa số trường hợp lần đầu đến khám nếu không có các triệu chứng nguy hiểm, nghi ngờ có biến chứng (nôn ra máu, khó nuốt, viêm họng nặng…) thì sẽ không thực hiện bất cứ xét nghiệm nào mà có thể được kê toa và điều trị ban đầu trong 4 tuần. 

Đặc biệt là nội soi thường chỉ quan sát niêm mạc thực quản và dạ dày, nếu chưa có tổn thương trên thực quản thì nội soi sẽ không có giá trị. Vì vậy trước khi nội soi nên ưu tiên chuẩn đoán bệnh bằng bộ câu hỏi và thực hiện các xét nghiệm khác. 

Chỉ thực hiện phương pháp chẩn đoán này khi nghi ngờ có tổn thương nặng vùng thực quản hoặc biến chứng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ung thư thực quản không?

Đúng là bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra biến chứng ung thư, tuy nhiên tỉ lệ này không cao và thời gian tiến tới biến chứng cũng chậm, thường sẽ mắc barret thực quản trước mới tiến tới ung thư.

>> Xem chi tiết về biến chứng barret thực quản và tỉ lệ dẫn đến ung thư của biến chứng tại Barrett thực quản [Chi tiết A- Z] Mọi kiến thức bệnh bạn cần biết từ chuyên gia

Lưu ý với bạn tuy có thời gian chậm và tỉ lệ thấp nhưng vẫn phải liên tục tái khám đúng lịch hẹn và thực hiện đúng quy trình điều trị để tránh biến chứng ung thư thực quản. Do biến chứng này có tỉ lệ tử vong thuộc vào hạng cao nhất trong các bệnh lý ung thư. 

Thuốc điều trị trào ngược thực quản có bao nhiêu loại và loại nào là tốt nhất?

Hiện nay, theo các nghiên cứu điều trị và thực tế tại đa số các bệnh viện trong nước thì PPI (thuốc ức chế bơm Proton) đang có ưu thế trong điều trị trào ngược dạ dày so với các loại thuốc khác. 

Tuy nhiên nhóm thuốc này có tỉ lệ kháng trị khá cao do đó phải phối hợp với các nhóm thuốc khác để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất. 

>> Xem thêm: [Review chi tiết A-Z] 5 nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có một số sản phẩm từ thảo dược đang nổi lên trong việc hỗ trợ giảm trào ngược hiệu quả. Điển hình trong số đó là TPBVSK Hỗn dịch ANVITRA của Công ty CP Anvy. Sản phẩm đem lại công dụng: Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các biểu hiện và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ giảm các biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản.

Ngoài ra việc thay đổi lối sống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị trào ngược dạ dày, đôi khi người bệnh chỉ cần có những thay đổi lối sống tích cực là có thể kiếm soát được các triệu chứng trào ngược!

Tôi có nên thực hiện việc phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày?

Phẫu thuật trong trào ngược dạ dày hiện nay chỉ giải quyết được vấn đề trào ngược do yếu cơ thắt thực quản dưới, trong khi căn bệnh này lại có rất nhiều cơ chế gây bệnh khác. 

Ngoài ra phẫu thuật còn tiềm ẩn nhiều biến chứng như: nhiễm trùng hậu phẫu, mất máu khi phẫu thuật, dị ứng thuốc, sốc phản vệ trong phẫu thuật…

Do vậy phẫu thuật thường được dành riêng cho bệnh nhân:

  • Có biến chứng trào ngược như viêm thực quản tái phát hoặc khó chữa, thực quản Barrett, hẹp thực quản gây khó nuốt.
  • Triệu chứng trào ngược dai dẳng mặc dù đã điều trị ức chế acid. 
  • Bệnh nhân không thể tuân thủ điều trị hoặc phụ thuộc vào thuốc (phải sử dụng thuốc liều cao và không dùng thì tái phát ngay).
  • Có bệnh lý mạn tính kèm theo: hen, viêm phổi mạn, COPD.

Nếu như bạn có những triệu chứng kể trên và phù hợp với thang điểm Gerd-Q thì đừng chần chừ mà hãy đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ban đầu thật đúng mực! Và hi vọng rằng qua phần chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “khám trào ngược dạ dày như thế nào?” và chuẩn bị tâm lý trước khi đi khám! Nếu có những băn khoăn cần giải đáp thêm có thể liên hệ vào số hotline miễn cước 1800 234 558 để được các chuyên gia tư vấn thêm.

XEM THÊM: 

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.