Dược sĩ Dung Lê 30/05/2020
4/5 - (1 bình chọn)

Cứ 10 người bị trào ngược thì 7 người bị viêm họng. Đôi khi các triệu chứng về trào ngược lại không gây ra nhiều phiền toái, mệt mỏi bằng các triệu chứng do viêm họng đem lại. Bạn cần làm gì để giảm bớt sự khó chịu do viêm họng trào ngược dạ dày thực quản?

Hiểu về viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản là một dạng rối loạn thanh quản xuất phát từ sự kích thích và sưng các dây thanh quản do dòng chảy của axit dạ dày vào cổ họng. Dịch dạ dày chứa axit và enzyme giúp tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, nhưng khi nó trào lên cổ họng thì sẽ gây viêm họng, cảm giác đau rát cổ họng và khàn giọng.

viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Những người bị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản luôn rất khó chịu khi bị khàn giọng, thường xuyên ho, cảm giác có cục nghẹn ở cổ và đau họng. Những người này thường không bị ợ nóng, đó là triệu chứng điển hình của trào ngược axit dạ dày thực quản gây viêm họng, còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Nguyên nhân gây viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Có một số hành vi lối sống góp phần gây ra trào ngược. Những thói quen này phải được thay đổi hoặc dừng lại để giảm sự khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Quan trọng hơn, việc không thay đổi những thói quen này có thể cản trở sự hiệu quả của bất kỳ phương pháp điều trị nào chứng trào ngược axit dạ dày vào họng và gây viêm họng.

Triệu chứng viêm họng do trào ngược

Triệu chứng phổ biến nhất là khàn giọng, nặng hơn vào buổi sáng và sau khi ăn. Một số triệu chứng điển hình khác bao gồm:

  • Giọng nói khàn khàn
  • Cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng
  • Nóng rát cổ họng
  • Ho
  • Tổn thương niêm mạc thực quản
  • Vị đắng/ chua trong miệng
  • Các triệu chứng nặng hơn và cảm giác khó chịu hơn khi ăn thức ăn cay

Cách chẩn đoán bệnh nhân viêm họng do trào ngược

Khi bạn đi khám, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

1. Kiểm tra lịch sử bệnh nhân

Tiền sử các triệu chứng và giọng nói của bệnh nhân có bị khản đặc hay bình thường sẽ liên quan đến hoạt động ăn uống hàng ngày của người bệnh và là “chìa khóa” để chẩn đoán viêm trào ngược dạ dày thực quản.

2. Triệu chứng nghiêm trọng

Bác sĩ có thể sử dụng bảng câu hỏi để đặt câu hỏi về các triệu chứng trào ngược nhằm xác định xem các triệu chứng của bệnh nhân có cao bất thường hay không, cho thấy có thể bị trào ngược.

3. Đo độ pH dạ dày

Trong trường hợp viêm họng do trào ngược kéo dài hoặc nặng, bệnh nhân có thể phải trải qua một xét nghiệm gọi là theo dõi độ pH. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân đeo một thiết bị theo dõi nắm bắt dòng chảy ngược vào vùng họng. Dòng điều trị đầu tiên đối với người bị trào ngược dẫn đến viêm thanh quản và viêm họng bao gồm sử dụng các loại thuốc làm giảm bài tiết axit dạ dày. Ngoài ra, sửa đổi hành vi và lối sống là biện pháp được khuyến khích để phòng ngừa trào ngược.

Cách điều trị bệnh viêm họng trào ngược dạ dày thành công

Để điều trị thành công, bệnh nhân phải làm như sau:

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ/ chuyên gia

  • Uống đủ liệu trình thuốc
  • Uống thuốc thường xuyên
  • Dùng thuốc trong khoảng thời gian thích hợp
  • Làm theo lời khuyên của bác sĩ để ngăn chặn axit dạ dày chảy ngược vào thực quản (biện pháp phòng ngừa trào ngược)
  • Đi kiểm tra theo dõi thường xuyên

viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích

  • Chất béo, đặc biệt là thực phẩm chiên, rán
  • Socola
  • Bạc hà
  • Rượu
  • Bất kỳ đồ uống có nào có caffeine (trà, cà phê)
  • Thuốc lá
  • Ngoài ra, một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm sự kích thích niêm mạc do dòng axit / enzyme dạ dày chảy ngược và thực quản như:
    • Thức ăn cay
    • Quả có múi như: cam, quýt, bưởi,…
    • Quả cà chua

Không nằm xuống khi dạ dày còn no

Dạ dày của chúng ta mất trung bình 3 giờ để tiêu hóa và làm rỗng sau khi ăn.

Nằm xuống quá sớm làm tăng nguy cơ trào ngược.

Quần áo bó sát

Mặc quần áo bó sát gây áp lực lên dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược.

Ăn quá nhiều

Ăn một lượng lớn thực phẩm để tăng áp lực ổ bụng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược.

Stress

Mức độ căng thẳng hoặc lo lắng cao đã được khoa học chứng minh là làm tăng bài tiết axit dạ dày ở nhiều người.

Béo phì

Quá béo làm tăng nguy cơ trào ngược

Nếu bạn đang phải chịu đựng những cơn đau do viêm họng trào ngược dạ dày thực quản hành hạ, đừng chần chừ, hãy liên hệ tới tổng đài Anvitra để được tư vấn và giúp đỡ.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...