Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày? Bởi các cơn trào ngược axit dạ dày cứ xảy đến liên tục, gây ra những cơn đau dữ dội vùng trước ngực và cơn ợ chua xảy ra liên tiếp. Đừng vội dùng đến thuốc, hãy mở tủ lạnh nhà bạn ra vì sẽ có những thực phẩm vô cùng hữu hiệu giúp trung hòa axit dạ dày và hạn chế sự khó chịu cho bạn.
Axit trong dạ dày là gì?
Theo Sciencedirect:
“Trong quá trình trộn và chia nhỏ thức ăn trong dạ dày, dạ dày tiết ra enzym và axit để tiêu hóa thức ăn. Axit này có công thức hóa học là HCl, đây là một axit rất mạnh. Bên cạnh chức năng tiêu hóa thức ăn, lượng axit này còn đảm nhiệm việc tiêu diệt phần lớn vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào dạ dày qua đường ăn uống, giúp bảo vệ đường tiêu hóa khỏi tình trạng nhiễm khuẩn”
Do vậy nếu không có axit trong dạ dày, bạn sẽ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Tại sao phải trung hòa axit trong dạ dày khi bị trào ngược dạ dày?
Với người không mắc trào ngược dạ dày, hàm lượng axit trong dạ dày là vừa đủ để đạt khả năng tiêu hoá tốt. Bên cạnh đó, cơ thắt thực quản dưới đóng chặt không cho axit trong dạ dày trào ra. Do vậy, ở người khỏe mạnh không gặp vấn đề với axit dạ dày nhưng đối với những ai bị trào ngược dạ dày thực quản, cần có cái nhìn toàn diện hơn về axit này.
Lượng axit trong dạ dày của người bị trào ngược dạ dày sẽ không ngừng tăng lên, trong khi cơ thắt thực quản dưới không đóng chặt làm cho axit trào ra khỏi dạ dày vào thực quản.
Axit có trong dạ dày có nồng độ rất mạnh. Do vậy, khi lượng axit trào lên thực quản sẽ gây ra tình trạng ăn mòn lớp niêm mạc thực quản, khiến cho người bệnh đau đớn và kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu.
Do vậy, khi trả lời được câu hỏi “ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày?” là một trong những cách để giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các chuyên gia tiêu hóa đã lựa chọn đưa ra 7 thực phẩm tốt nhất dưới đây.
Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày? 7 thực phẩm tốt nhất
Chuối tây
Khi chuối tây đi qua thực quản sẽ để lại một lớp chất mỏng bám trên bề mặt niêm mạc thực quản, nhờ đó giúp thực quản có khả năng chống lại phần nào tác động của axit dạ dày [1].
Hơn nữa, chuối tây là một thực phẩm có tính kiềm, khi đưa vào dạ dày sẽ có tác dụng trung hòa axit. Nhờ đó ngăn chặn được các triệu chứng ợ nóng và ợ chua cực kì khó chịu ở người bị trào ngược dạ dày.
Bên trong chuối tây cũng chứa 12% là chất xơ [2] giúp chuyển động của dạ dày trở nên trơn tru hơn và không để lại thức ăn thừa bên trong. Như vậy dạ dày trở nên sạch hơn và hạn chế được việc tăng tiết axit dạ dày.
Lượng nên sử dụng: 1 – 2 trái/ 1 ngày
Thông tin thêm từ Anvy: có một tỉ lệ lớn người sẽ bị tăng trào ngược khi sử dụng chuối tiêu, do vậy trước khi sử dụng lâu dài bạn nên chọn đúng loại chuối phù hợp, bên cạnh đó bạn cần theo dõi các triệu chứng trào ngược và đảm bảo mình không nằm trong tỉ lệ này.
Dưa hấu
Giống như chuối, dưa hấu cũng là một thực phẩm có tính kiềm cao, pH từ 5-5,6 [3]. Nhờ đó dưa hấu cũng giúp trung hòa một phần axit trong dạ dày.
Bên trong dưa hấu có chứa hàm lượng Magie cao (khoảng 15,4mg) là một chất thường thấy trong các thuốc kháng axit.
Dưa hấu còn có hàm lượng nước cao kèm với chất xơ, giúp tăng cường hoạt động của ruột nhờ đó đẩy thức ăn đi nhanh hơn và giảm axit dạ dày dâng cao.
Lượng dùng khuyến nghị: ⅙ -¼ quả một ngày, và bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần ăn.
Thông tin thêm từ Anvy: không chỉ có dưa hấu, các loại dưa nói chung cũng mang lại lợi ích sức khỏe cho người bị trào ngược dạ dày như: dưa lưới, dưa chuột,…
Gừng
Gừng là một thực phẩm cực kì quen thuốc với người Việt, không chỉ dùng trong bữa ăn mà còn sử dụng như một vị thuốc với tên gọi là Sinh khương.
Bên trong gừng có chứa phenolic có tác dụng giảm kích ứng dạ dày [4], nhờ đó giảm lượng axit dạ dày tạo ra.
Được chứng minh có vai trò cầm nôn, tăng co bóp cho dạ dày giúp tống thức ăn đi, gừng trợ giúp điều hòa trương lực cơ cho các cơ thắt tâm vị và cơ thắt dưới thực quản.
>> Xem thêm: Gừng trị trào ngược dạ dày
Lượng dùng khuyến nghị: dưới 4 mg/ngày.
Thông tin thêm từ Anvy: đối với các bệnh nhân trào ngược không nên dùng trà kèm với gừng, vì bên trong có thể chứa caffein từ trà, gây tăng kích ứng dạ dày khiến trào ngược axit.
Thì là
Thì là hay còn gọi là Thìa là, là vị thuốc dân gian chữa được các vấn đề chướng bụng và chữa đau bụng đặc biệt ở trẻ em.
Bên trong Thì là có chứa tinh dầu dễ bay hơi, kích thích vị giác khiến tuyến nước bọt tăng tiết, nhờ đó giúp trung hòa 1 phần axit dạ dày.
Chiết xuất từ Thì là có khả năng bảo vệ niêm mạc, chống lại tổn thương dạ dày do HCl (Axit dạ dày) và cồn.[5]
Ngoài ra, Thì là còn giúp bạn đi trước 1 bước trong việc dự phòng nhiễm khuẩn tiêu hóa nhờ tính kháng khuẩn phổ rộng chống lại E.coli và nhiều loại nhiểm khuẩn tiêu hóa từ ăn uống.
Lượng dùng khuyến nghị: sử dụng từ 4-7 gram Thì là dạng hạt (khoảng 1-2 muỗng cafe), nếu dùng lá thì chỉ nên dùng vừa đúng trong 1 bữa ăn/ngày.
Sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Công dụng của sữa lạnh khi vào cơ thể, ngay lập tức làm mát dạ dày. Tuy nhiên sữa bò không được khuyến khích cho người trào ngược dạ dày do có chất béo cao, gây kích thích tiết ra axit trong dạ dày.
Trong khi đó, sữa đậu nành chỉ chứa ½ lượng chất béo so với sữa bò, sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cho bạn.
Ngoài ra, đậu nành có tinh kiềm tự nhiên (pH:6) hữu dụng cho việc trung hòa lượng axit dư trong dạ dày.
Thêm nữa, hạt đậu nành có chứa chất xơ loại hòa tan, có thể giúp giảm lực co bóp của dạ dày trong quá trình nhào trộn thức ăn trong dạ dày [6].
Lượng dùng khuyến nghị: 200-250 ml sữa/1 ngày,
Tuy chưa có tài liệu nào nói đậu nành không an toàn, nhưng Anvy khuyến nghị bạn chỉ nên dùng 100g đậu nành/ngày, do bên trong đậu nành có chứa cả chất xơ không hòa tan, đôi lúc gây khó chịu cho người bị trào ngược dạ dày [7].
Thông tin thêm từ Anvy: nếu bạn cảm thấy ngán sữa đậu nành hoặc không muốn dùng đậu nành có thể cân nhắc sữa từ các loại hạt khác: Sữa hạt óc chó, sữa hạnh nhân…
Khoai tây
Khoai tây là một thực phẩm vô cùng cần thiết trong tủ lạnh của người bị trào ngược dạ dày. Nếu đang giữa đêm và bạn bị đánh thức bởi cơn đau thượng vị khó chịu do trào ngược dạ dày, chỉ cần cắt 1 lát khoai tây mỏng và nhai chậm, cơn đau dạ dày sẽ từ từ được giảm nhẹ (lưu ý chỉ dùng 1 miếng duy nhất).
Bên trong khoai tây khi sống và nấu chín có các chuỗi Carbon thấp và chất xơ sẽ trung hòa được axit dạ dày [8].
Mặt khác, khoai tây còn có tác dụng chống viêm của nhờ vào chất chống oxy hóa, bao gồm axit phenolic, carotenoit hoặc anthocyanins [9]. Nhờ đó giúp giảm đi tình trạng viêm loét dạ dày, thực quản do axit.
Lượng dùng khuyến nghị: đối với khoai tây sống, bạn dùng càng ít càng tốt, tuy giảm được ngay triệu chứng trào ngược do giảm axit nhưng nếu dùng nhiều có thể tạo ra độc tố. Đối với khoai tây được nấu chín sẽ an toàn hơn, bạn có thể dùng theo lượng mà bản thân thấy hiệu quả.
Thông tin thêm từ Anvy: táo tây cũng có thể được sử dụng như mẹo tại nhà để giảm acid dạ dày tương tự như khoai tây bằng cách nhai chậm rồi nuốt .
>> Xem thêm: Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn 3 nhóm rau này để dạ dày khỏe hơn
Nha đam
Nha đam đã được chứng minh có tính kháng viêm, nhờ đó giảm được các triệu chứng nóng rát cổ họng do axit trào ngược.
Theo tạp chí Thuốc Gốc Tự Nhiên, Nha đam có khả năng giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua thường thấy ở người bị trào ngược dạ dày. Tuy không mạnh như các thuốc kháng axit khác nhưng do Nha đam là thực phẩm tự nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng Nha đam chư một chất kháng axit có lợi cho sức khỏe.
Một số thực phẩm khác nên dùng cho người bị trào ngược dạ dày
Các loại thịt không mỡ như: ức gà, cá, thịt heo nạc,…
Các loại rau cải xanh: rau cải xanh, cải bẹ, cải ngọt
Nước ép từ các loại trái cây và thực phẩm rau xanh không có tính axit rất tốt cho cơ thể nhờ khả năng hòa loãng axit hoặc có tính kiềm.
Mỗi người bệnh lại có một nhóm thực phẩm phù hợp với mình. Trên đây là những thực phẩm tốt điển hình để trả lời cho câu hỏi “ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày?”. Nếu bạn còn thắc mắc về chế độ ăn hiệu quả cho người bệnh trào ngược dạ dày, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất!
3 thực phẩm làm tăng axit dịch vị cần tránh
Cà chua
Bên trong cà chua có chứa axit malic và axit citric, gây kích thích mạnh dạ dày và gây ra triệu chứng ợ nóng. Các axit này tuy rất yếu nhưng vẫn có thể gây hại thêm cho vùng thực quản đã bị tổn thương bởi axit trào ngược trước đó.
Kể cả khi bạn nấu chín cà chua, tính axit vẫn không hề giảm, do đó tốt nhất bạn nên loại bỏ cà chua ra khỏi thực đơn cho người trào ngược dạ dày.
Thực phẩm nhiều chất béo
Chất béo tồn tại lâu hơn trong dạ dạy, và khiến tăng tiết axit dạ dày liên tục trong suốt quá trình co bóp để tiêu hóa. Ngoài ra, do chất béo tiêu hoá trì trệ khiến chất béo bị tích trong dạ dày gây đầy dạ dày. Với cả 2 nguyên nhân trên làm cho axit dạ dày sẽ có cơ hội trào được ra khỏi dạ dày.
Chất béo, đương nhiên, dễ gây tăng cân hơn là protein và chất xơ. Khiến cho việc giữ cân nặng lý tưởng để điều trị trào ngược dạ dày trở nên khó thực hiện hơn!
Socola
Bên trong socola có chứa seretonin khiến cơ thắt thực quản thư giãn và mở ra, tạo điều kiện cho axit trào ngược lên.
Ngoài ra bên trong socola còn chứa cafein, gây kích thích dạ dày, khiến trào ngược diễn ra thường xuyên hơn.
Có cần dùng thuốc trung hòa axit trong dạ dày không?
Thuốc trung hòa axit hay còn gọi là thuốc kháng axit, giúp khắc phục triệu chứng ợ nóng, ợ chua và đau thượng vị do trào ngược dạ dày.
Có rất nhiều loại thuốc trung hòa axit không cần kê đơn, như Phosphalugel, Varogel, Gaviscon…
Bạn có thể dùng thuốc trung hòa axit lúc cảm thấy quá khó chịu với các triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên, vẫn nên tham vấn ý kiến tức bác sĩ và dược sĩ để đạt hiệu quả thuốc cao nhất.
Trên thị trường có đến hơn 30 loại thuốc kháng axit khác nhau do vậy việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với các triệu chứng là rất khó khắn, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo hotline miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất về thuốc kháng axit!
Thuốc kháng axit có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Sỏi thận đối với các sản phẩm có chứa canxi
- Loãng xương với các sản phẩm có chứa nhôm
Trào ngược dạ dày là căn bệnh đường tiêu hóa, do vậy, cách để kiềm chế căn bệnh này phải đến từ chế độ ăn của bạn. Bạn phải nắm được những thức ăn sắp cho vào dạ dày ảnh hưởng gì đến căn bệnh trào ngược dạ dày! Hi vọng sau phần chia sẻ kiến thức từ Anvy, bạn đã có thể nắm rõ những món ăn giúp trung hòa axit dạ dày và những món cần kiêng để hạn chế làm dư thừa axit dạ dày. Từ đó làm đa dạng hơn thực đơn chống trào ngược của bản thân.
>> Xem thêm: [Tư vấn] Lựa chọn và sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt nhất