Một số căn bệnh là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng cổ họng. Để xác định đó là triệu chứng của bệnh gì, bác sĩ có thể cần thực hiện một vài xét nghiệm. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết mình đang mắc phải bệnh nào dựa vào 5 lý do khiến bạn bị ợ nóng cổ trước khi tìm đến bác sĩ.
5 lý do điển hình gây ra chứng ợ nóng cổ
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là chứng ợ chua nóng rát cổ hay còn được gọi là chứng ợ nóng cổ. Nó xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày). Nhưng đôi khi axit di chuyển lên thực quản đến tận cổ họng và miệng. Khi điều đó xảy ra, nó được gọi là trào ngược họng – thanh quản (LPR) – một biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Trong một vài trường hợp đặc biệt, một số người bị trào ngược họng – thanh quản còn được gọi là “trào ngược thầm lặng,” có nghĩa là họ không ợ nóng hoặc không xuất hiện chứng rối loạn dạ dày. Các triệu chứng khác của trào ngược họng – thanh quản bao gồm:
- Hắng giọng liên tục
- Kích ứng họng mãn tính
- Ho mãn tính
- Khàn tiếng
- Đờm quá nhiều
- Khó nuốt
- Cảm giác liên tục bị vướng một cái gì đó trong cổ họng
Không giống như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (LES) mở ra bất thường hoặc hoạt động yếu đi. Trào ngược họng – thanh quản (LPR) lại xảy ra khi cả cơ thắt thực quản dưới và cơ thắt thực quản trên hoạt động động không đúng cách. Việc chẩn đoán bệnh này là tương đối dễ dàng và bác sĩ thường được thực hiện dựa trên việc khám sức khỏe.
Cũng giống như trào ngược dạ dày thực quản, để hạn chế chứng ợ nóng khó tiêu do trào ngược họng – thanh quản gây ra, người bệnh cần thực hiện một vài thay đổi trong lối sống như: bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia và đồ uống có ga, hạn chế thực phẩm gây kích thích dạ dày (socola, đồ ăn cay nóng, trái cây có múi) và giảm cân nếu bạn bị thừa cân béo phì.
Đôi khi, sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) nhằm ngăn tiết axit dạ dày cũng cần thiết bên cạnh việc thay đổi lối sống.
2. Bệnh viêm thực quản
Một nguyên nhân khác có thể gây ợ nóng cổ họng đó là viêm thực quản. Mà nguyên nhân dẫn đến viêm thực quản cũng chính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi axit dạ dày bị trào ngược vào cổ họng thường xuyên, nó có thể làm kích ứng niêm mạc thực quản và gây viêm, thường dẫn đến cảm giác ợ hơi nóng rát ở cổ họng, ngoài ra còn khó nuốt hoặc bị đau khi nuốt.
Bên cạnh trào ngược dạ dày thực quản, các nguyên nhân tiềm ẩn khác của viêm thực quản bao gồm nhiễm trùng, xạ trị vùng cổ, uống một số loại thuốc điều trị bệnh khác (gọi là viêm thực quản do thuốc), uống nhầm hóa chất tẩy rửa (như thuốc làm sạch cống) hoặc dị ứng thực phẩm (còn gọi là viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan ).
Để điều trị viêm thực quản còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, nếu nguyên nhân là nhiễm nấm thì cần dùng thuốc chống nấm. Còn nếu do biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản thì thay đổi lối sống và dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được khuyến nghị.
3. Hội chứng bỏng miệng
Hội chứng bỏng miệng là thuật ngữ y học cho một cảm giác bỏng rát kéo dài và đôi khi rất nghiêm trọng xảy ra ở lưỡi, môi, nướu, vòm miệng hoặc khắp miệng và cổ họng mà không có nguyên nhân. Một số người mắc hội chứng bỏng miệng cũng có thể bị khô miệng hoặc cảm thấy có vị mặn trong miệng.
4. Nhiễm virus hoặc vi khuẩn
Hầu hết trong chúng ta đều đã từng bị đau họng (viêm họng) vào một thời điểm nào đó với nguyên nhân phổ biến nhất là virus. Ngoài việc bị ợ nóng cổ, ngứa cổ họng (đặc biệt là khi nuốt), người bị nhiễm virus viêm họng cũng có thể bị ho, sổ mũi, khàn giọng hoặc tiêu chảy (ở trẻ em).
Việc sử dụng thuốc kháng sinh là không có tác dụng chống lại virus. Cách điều trị tốt nhất là nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng, có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu nó gây khó khăn cho cuộc sống của bạn, hoặc súc miệng bằng nước muối.
Ngoài ra, một nguyên nhân ít phổ biến hơn của viêm họng là nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh này gọi là viêm họng liên cầu khuẩn. Khi mắc phải bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bệnh nhân cần được điều trị bằng kháng sinh thì mới có thể khỏi bệnh.
Nếu không chữa trị khỏi, bệnh có thể lây lan và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: thấp khớp, sốt và viêm thận. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn thường bao gồm:
- Sốt
- Các hạch bạch huyết sưng và đau ở cổ
- Các mảng trắng trên amidan
- Nhức mỏi cơ thể
5. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là hội chứng xảy ra khi chất nhầy từ xoang mũi chảy vào cổ họng nhưng bạn lại nuốt phải chất nhày và cảm thấy nó tích tụ ở sau cổ họng. Nó thường được mô tả như một cảm giác có thứ gì đó nhỏ giọt vào cổ họng và điều này có thể gây khó chịu, làm người bệnh bị ợ nóng khó tiêu.
Ho cũng có thể là một trong số các triệu chứng của chảy dịch mũi sau vì người bệnh luôn cố gắng hắng giọng.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hội chứng này, bao gồm:
- Dị ứng
- Viêm xoang
- Nhiễm virus như cảm lạnh thông thường
- Biến chứng do phẫu thuật đường mũi và xoang
- Việc sử dụng quá liều một số thuốc trị viêm mũi họng (loại thuốc không kê đơn)
Một loại thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống sung huyết như Claritin-D, là sự kết hợp của loratadine và pseudophedrine thường được sử dụng để điều trị chứng chảy dịch mũi sau. Để điều trị căn nguyên gây bệnh, uống thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng xoang do vi khuẩn cũng rất cần thiết.
Đôi khi bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra cùng với chứng ho đường hô hấp trên, khiến chẩn đoán và điều trị phức tạp hơn.
Trên đây là 5 bệnh tiêu biểu giải thích cho chứng ợ nóng cổ và cách điều trị cho mỗi bệnh. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện sức khỏe. Nếu cần sự tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ cho Anvitra để được hỗ trợ kịp thời!