Theo Hiệp hội Tiêu Hoá Toàn Cầu (WGO), trào ngược dạ dày nôn ra máu là một triệu chứng báo động giai đoạn nặng của bệnh trào ngược dạ dày. Do vậy, người bịtrào ngược dạ dày nôn ra máu cần xử trí tốt tại nhà và đến bệnh viện thăm khám ngay khi có thể. Bài viết sau đây chia sẻ một số kinh nghiệm cần thiết để bạn an tâm hơn khi điều trị.
*Lưu ý: Nếu bạn đang hoặc mới bị nôn ra máu và tìm kiếm thông tin trước khi điều trị, hãy đọc phần hướng dẫn xử trí ban đầu và đến bệnh viện ngay khi có thể! Nôn ra máu là một trong những triệu chứng nặng nề của tiêu hoá và cần được điều trị y tế tích cực.
Trào ngược dạ dày là gì? Tại sao gây nôn ra máu?
Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị trào ngược khỏi dạ dày lên thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng trên thực quản và cả các cơ quan trong hầu họng hay đường thở.
Chính sự tổn thương do acid trào ngược lên các cơ quan khác sẽ gây nên các biến chứng từ nhẹ đến nặng, trong số đó có biến chứng nôn ra máu hay còn gọi là xuất huyết tiêu hoá trên do trào ngược dạ dày thực quản.
Một số điểm chính về triệu chứng nôn ra máu do trào ngược dạ dày:
Cơ chế gây loét và nôn ra máu
Đó là tổn thương liên tục do acid dạ dày trào vào vùng niêm mạc của thực quản tạo nên vét loét thực quản. Tổn thương dài ngày không được điều trị làm cho acid ăn mòn các vết thương gây chảy máu ở đáy vết loét, có khi chỉ rỉ rả, có khi ồ ạt. Các vết loét này khi chưa lành đã bị tổn thương tiếp bởi acid trào ngược khiến chúng bị loét rộng hơn, sâu hơn và chảy máu nặng hơn.
Khi máu chảy ồ ạt sẽ tạo dị cảm thực quản kích thích nôn ói, chính cơ chế này khiến người bệnh nôn ra máu đỏ tươi và phát hiện biến chứng trào ngược dạ dày nôn ra máu.
Đôi khi, nôn ra máu là triệu chứng của căn bệnh khác như viêm loét dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, thoát vị thực quản… và hiện tượng trào ngược dạ dày chỉ là yếu tố kèm theo khiến bệnh nặng thêm.
Vị trí loét thường thấy
Vết loét thường nằm trong thực quản và ít khi nằm trong dạ dày (do dạ dày có lớp niêm mạc đặc biệt có thể hạn chế phần nào tổn thương do acid).
Triệu chứng kèm theo:
- Ngất, mệt lả người do mất máu nhiều
- Đau âm ỉ vùng cổ họng, thượng vị
- Đi phân ra máu đen, máu cục
- Cơ thể mệt mỏi thường xuyên (do máu chảy rỉ rả gây thiếu máu mạn tính)
- Da nhợt nhạt kém hồng hào
>> Xem thêm: [Cập nhật 2021] Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế
Nguyên nhân của trào ngược dạ dày nôn ra máu
Nôn ra máu là một biến chứng nguy hiểm và là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản của bạn đang ở mức độ nặng.
Có thể kể đến các nguyên nhân cần chú ý ở người bệnh trào ngược dạ dày như:
- Nôn quá nhiều tạo ra vết rách (ở các người bệnh trước đó có sử dụng nhiều rượu bia)
- Giãn tĩnh mạch do suy gan, acid dạ dày tác động lên các búi tĩnh mạch giãn này gây chảy máu
- Viêm loét dạ dày lâu ngày hoặc viêm do sử dụng nhiều các thuốc kháng viêm Nsaids
Để xác định chính xác nguyên nhân nôn ra máu thường sử dụng nội soi thực quản. Đánh giá mức độ nặng của trào ngược dạ dày nôn ra máu như sau:
Khi bị trào ngược dạ dày nôn ra máu nên làm gì?
Xử trí ban đầu cho trào ngược dạ dày nôn ra máu
Nôn ra máu có thể dừng lại nhưng máu vẫn tiếp tục chảy rỉ vào trong dạ dày. Bạn cần đi đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, đánh giá các nguyên nhân gây ra triệu chứng này và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Khi gặp tình trạng nôn ra máu bạn nên thực hiện các hành động sau:
- Gọi cho người thân hoặc người có thể đưa bạn đến bệnh viện
- Không ăn gì thêm nêếu không cần thiết, ăn đồ mềm dễ nuốt
- Có thể uống nước, mỗi lần một ngụm nhỏ, có thể sử dụng nước lạnh để cầm máu
- Cố gắng nằm cao đầu, giữ cơ thể thật thoải mái
- Nếu người thân bạn bị nôn ra máu và ngất, cố gắng nghiêng miệng qua một bên tránh hít sặc và gọi cho các đơn vị cấp cứu
- Ước lượng số lượng máu nôn ra trước khi đi khám (một ly nhỏ, một ca hay cỡ một chậu nước)
- Khi đi khám cầm theo tất cả các đơn thuốc đang sử dụng
Trường hợp nôn ra máu cần được cấp cứu ngay
- Nôn ra máu lượng nhiều hoặc liên tục
- Tụt huyết áp
- Không đi tiểu hoặc đi tiểu < 3 lần ngày, số lượng ít
- Mạch nhanh: > 120 nhịp/phút hoặc cao hơn nhịp tim bình thường 20 nhịp
- Có dấu hiệu lơ mơ kém tỉnh táo.
Cách điều trị và phòng tránh trào ngược dạ dày nôn ra máu
Điều chỉnh lối sống lành mạnh
- Bỏ thuốc lá
- Hạn chế rượu bia
- Không dùng thuốc Aspirin và Nsaids (dùng trong điều trị bệnh viêm đau cơ xương khớp)
- Không nằm xuống trong vòng 2 tiếng ngay sau ăn
- Không ăn quá no trong một bữa
- Không mặc quần áo chật
- Nên giảm cân nếu bị béo bụng
Với bất cứ thắc mắc gì thêm về các nhóm thuốc nên và không nên dùng hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline miễn cước 1800234558 để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất!
>> Tham khảo: Cảnh báo 3 sai lầm thường gặp khi chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Thực đơn hỗ trợ cho người bị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Mục tiêu của thực đơn hỗ trợ cho người trào ngược dạ dày nôn ra máu là phải bổ sung được các dưỡng chất cần thiết, bù lại tình trạng thiếu máu do nôn ra máu và không gây kích thích các cơn trào ngược.
- Nước dừa
Nước dừa có khả năng bổ sung chất điện giải cho bạn, đồng thời nước dừa cũng là dung dịch trung hoà phần nào acid dạ dày nhờ cung cấp kali cho dạ dày. Ngoài ra sử dụng nước dừa lạnh có thể giảm đau và cầm máu phần nào vết loét.
- Sữa hạt (sữa hạt óc chó, sữa hạnh nhân)
Các loại sữa hạt này sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho bạn. Ngoài ra, sữa hạt là một trong những thức uống tốt cho trào ngược dạ dày thực quản.
- Nước nha đam
Nước nha đam sẽ làm giảm đi các triệu chứng loét và viêm trong cơ thể. Không chỉ giảm viêm, nước Nha đam còn có khả năng khử khuẩn và làm dịu cơn đau. Đồng thời nước nha đam cũng là [su_button url=”https://anvitra.vn/an-gi-de-trung-hoa-acid-da-day-thuc-pham-tot-nhat/” target=”blank” style=”stroked” background=”#1b9797″ radius=”5″ icon_color=”#1b9b97″]Thực phẩm trung hòa acid dạ dày [/su_button]
- Khoai tây nghiền
Khoai tây nghiền sẽ là thực phẩm có lợi thế hơn so với gạo và nếp. Ngoài khả năng cung cấp dinh dưỡng, khoai tây là thực phẩm lành tính cho người mắc bệnh lý tiêu hoá nhờ việc cung cấp chất xơ và các chất chống oxy hoá.
- Một số nhóm thực phẩm tốt khác: rau xanh, yến mạch, bột báng, dưa chuột…
Lưu ý: Khi sử dụng các thực phẩm và nước uống trên dùng miếng nhỏ vừa phải. Đối với thức ăn nên nấu mềm và khi ăn nhai thật kĩ trước khi nuốt. Lượng dùng trong ngày nên vừa đủ tránh kích thích trào ngược dạ dày.
>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày nên ăn và nên kiêng
Thuốc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày tránh được nôn ra máu
Trong điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu ưu tiên hàng đầu là các thuốc giảm acid dạ dày, tránh gây thêm tổn thương cho thực quản. Thường sẽ sử dụng các thuốc Kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm Proton và thuốc trung hòa acid. Bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ.
Đối với điều trị hỗ trợ sau khi xuất viện hoặc sau thăm khám, bệnh nhân nên cân nhắc sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Việc sử dụng tăng cường này sẽ đẩy nhanh hiệu quả điều trị với ít tác dụng phụ hơn.
Trong nhóm này có sản phẩm Hỗn dịch thảo dược Anvitra với khả năng trung hoà acid từ các nguồn thảo mộc thiên nhiên. Ưu điểm nổi bật của Anvitra là thành phần Chỉ thực và Chi tử giúp hỗ trợ tăng cường cơ thắt thực quản dưới giúp giảm trào ngược hiệu quả. Sản phẩm được kiểm định và cấp phép của Bộ Y Tế sử dụng cho bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày.
Đặc biệt ANVITRA có dạng bào chế hỗn dịch với khả năng bao tráng, bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản tốt hơn so với thuốc viên, đồng thời thời gian hấp thu nhanh hơn cũng góp phần tạo nên tác dụng nhanh chóng cho sản phẩm. Hiện tại, đây là sản phẩm đầu tiên sử dụng dạng bào chế hỗn dịch, thay vì viên nang, viên nén thông thường.
>> Xem thêm: Thuốc Anvitra là gì? Giá bán bao nhiêu? Công dụng và liều dùng
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là triệu chứng nặng nề. Do vậy, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để nhận được chuẩn đoán chính xác, điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà! Trong quá trình điều trị bạn có thể thực hiện theo những lời khuyên của Anvy để hỗ trợ việc điều trị của bạn đạt hiệu quả tốt hơn. Chúc bạn luôn giữ được sức khỏe tốt, có được phương pháp điều trị bệnh an toàn!