Trang chủ » Tìm hiểu về viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng và Phác đồ điều trị

Tìm hiểu về viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng và Phác đồ điều trị

Theo kết quả khảo sát của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, ở nước ta tỉ lệ người dân mắc bệnh viêm loét dạ dày là 26% và tỉ lệ có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày là 70%. Hơn nữa, bệnh lý này có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân của viêm loét dạ dày là do đâu? Có thể nhận biết qua triệu chứng gì và phác đồ điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Anvitra.

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện vết loét ở niêm mạc dạ dày, xuyên qua lớp cơ niêm mạc và có thể có đường kính lớn hơn 5mm đến vài cm.

Bệnh lý này có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phổ biến là ở người trung niên.

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Người bệnh viêm loét dạ dày thường có nhiều triệu chứng, phổ biến nhất là đau vùng thượng vị (Vùng bụng trên rốn, chếch sang trái một chút) và cảm giác nóng rát. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ và thường dữ dội khi dạ dày rỗng.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Trào ngược axit và ợ nóng
  • Buồn nôn và nôn
  • Đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi

Trong 1 số trường hợp, người bệnh không gặp bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi xuất hiện các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày với các biểu hiện:

  • Có máu đen trong phân
  • Xanh xao, chóng mặt, suy nhược
  • Đau bụng đột ngột, dữ dội và không thuyên giảm

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Dạ dày của chúng ta có cơ chế bảo vệ niêm mạc tự nhiên khỏi môi trường axit dạ dày, nhưng khi cơ chế này bị thay đổi, hàng rào phòng vệ bị tổn hại và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương trước tác hại của axit.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cơ chế bảo vệ niêm mạc bị thay đổi, dẫn đến loét là do:

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày

Con người thường dễ bị nhiễm H.pylori qua đường ăn uống, từ miệng người này qua người khác. Hoặc bị nhiễm qua đường phân, ví dụ như người bệnh không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi vệ sinh, dẫn đến lây lan vi khuẩn cho người khác khi ăn uống.

Khi bị nhiễm H.pylori, các vi khuẩn này sẽ sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày. Chúng gây ra phản ứng viêm ở người bị nhiễm, dẫn đến phản ứng biểu mô và tổn thương, được gọi là viêm dạ dày. Và ảnh hưởng đến sự giải phóng somatostatin ở hang vị, dẫn đến tăng tiết gastrin, kích thích tăng sản xuất axit; sản xuất cagA, dẫn đến phá hủy tế bào cytokine và gây tổn thương niêm mạc nhiều hơn. Từ đó hình thành các vết loét.

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài

Những bệnh nhân sử dụng NSAID có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày cao gấp 4 lần so với những người không dùng. Cơ chế chính gây loét do NSAID là giảm tổng hợp tuyến tiền liệt. Trong khi đó tuyến tiền liệt đóng vai trò hình thành hàng rào chất nhầy, tăng lưu lượng máu ở niêm mạc và tăng tốc độ phục hồi, sửa chữa tế bào biểu mô sau chấn thương hoặc chết tế bào. Mất tuyến tiền liệt làm cho niêm mạc dạ dày trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi axit dạ dày và pepsin, dẫn đến viêm loét.

Bên cạnh đó là các nguyên nhân ít phổ biến hơn như:

  • Tăng gastrin máu (hội chứng Zollinger-Ellison)
  • Nhiễm virus Cytomegalovirus
  • Hóa trị và xạ trị
  • Tắc nghẽn đường ra dạ dày

Các yếu tố nguy cơ tăng viêm loét dạ dày

Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố này không gây loét nhưng có thể khiến vết loét nặng hơn và khó lành hơn, bao gồm:

  • Khói thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng ở những người bị nhiễm H. pylori.
  • Uống rượu: Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng lượng axit dạ dày được sản xuất.
  • Bị căng thẳng, stress không được điều trị: Lo âu làm tăng sinh axit dạ dày, khiến vết loét bị tấn công bởi axit nhiều hơn.
  • Ăn thức ăn cay, nóng.
  • Người cao tuổi: Niêm mạc dạ dày ở đối tượng này có xu hướng ngày càng mỏng và họ có tỉ lệ nhiễm H.pylori, hoặc rối loạn tự miễn dịch hơn cao so với người trẻ tuổi.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày

Nguyên tắc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày là điều trị nguyên nhân (Sử dụng thuốc giảm axit dạ dày và tiêu diệt nhân tố gây hủy hoại niêm mạc dạ dày) kết hợp với điều chỉnh thói quen, lối sống.

  1. Thuốc giảm acid dạ dày
  • Thuốc kháng acid: Maalox, Mylanta (dạng lỏng hoặc viên) là loại thuốc phổ biến cho viêm dạ dày nhẹ, có tác dụng kháng acid, trung hòa acid dạ dày và giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid) hoặc famotidine (Pepcid), có tác dụng làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI: omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex) và esomeprazole (Nexium), có tác dụng làm giảm acid trong dạ dày bằng việc ức chế bơm trong các tế bào tiết acid của dạ dày.
Thuốc giảm acid
Thuốc giảm acid
  1. Thuốc để điều trị H. pylori trong trường hợp có H. pylori:

Có nhiều phác đồ điều trị H. Pylori. Hầu hết kết hợp hai loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton, kèm theo bismuth. Một số phác đồ tham khảo như sau:

  • Phác đồ 1: PPI/RBC + Amoxicillin + Clarithromycin
  • Phác đồ 2: PPI + Metronidazole +  Clarithromycin
  • Phác đồ 3: PPI + Amoxicillin + Metronidazole
  • Phác đồ 4: PPI + Bismuth subsalicylate + Metronidazole + Tetracycline
  1. Thay đổi lối sống
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống như hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, có tính axit; không hút thuốc lá hay sử dụng đồ uống có cồn như rượu…
  • Thay đổi lối sống nhằm giảm stress như thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế thức khuya…
  • Tập thể dục thường xuyên với các bộ môn thể dục nhẹ nhàng, ít vận động mạnh như đi bộ, tập Yoga, bơi lội…

Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng phác đồ Tây y (Thuốc kháng axit, PPI…) trong thời gian dài gặp các tác dụng không mong muốn như khô miệng, táo bón, buồn nôn, đau cơ. Thậm chí gây tác dụng phụ nghiêm trọng là loãng xương, tăng canxi máu, độc tính thần kinh, thiếu máu cục bộ.

Trong những trường hợp này, bộ đôi TPBVSK hỗn dịch Anvitra là giải pháp hữu ích khi có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính nên không gây tác dụng phụ cho người dùng. Đặc biệt, những dược liệu này sở hữu công dụng giảm axit, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng – là lựa chọn phù hợp cho người bệnh viêm loét dạ dày.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh lý viêm loét dạ dày cũng như giải pháp cho tình trạng này.  Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1800 234 558 để được tư vấn miễn phí.

Nguồn tham khảo:

Gastric Ulcer, NCBI: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537128/

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.