THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » Thuốc bao tử chữ P: Hướng dẫn sử dụng cho trẻ em và người lớn

Thuốc bao tử chữ P: Hướng dẫn sử dụng cho trẻ em và người lớn

Thuốc bao tử chữ P (hay còn là thuốc Phosphalugel) là một loại thuốc không kê đơn, được dùng để điều trị bệnh về đường tiêu hóa. Bạn có thể dễ dàng mua loại thuốc này ở bất kỳ hiệu thuốc Tây nào. Tuy nhiên, nếu uống thuốc không đúng liệu lượng có thể gây nguy hiểm. Do đó, trước khi sử dụng thuốc bao tử chữ P người bệnh cần đọc kỹ các hướng dẫn. 

Bao bì và thành phần thuốc bao tử chữ P

Thuốc đau bao tử chữ P được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, màu trắng, tương tự như bao bì của thuốc. 

Thuốc có hương cam chanh, vị ngọt thanh dễ chịu. Hoạt chất có trong thuốc giúp cung cấp tác dụng chữa bệnh là nhôm phosphat.

Thuốc bao tử Phosphalugel được đóng trong các gói kín 16g (chứa 10,4g nhôm phosphat) và 20g (chứa 12,38g nhôm phosphat). Ngoài ra, thành phần của thuốc bao gồm các chất bổ sung sau:

  • Sorbitol (70%)
  • Chiết xuất thạch agar
  • Canxi sunfat
  • Kali sorbat
  • Nước cất
  • Hương liệu

Giữa gói 16g và 20g không khác nhau về cấu trúc thành phần của sản phẩm. Chúng chỉ khác nhau về chỉ tiêu định lượng của từng thành phần.

Tác dụng của thuốc bao tử chữ P

Hiệu quả điều trị của thuốc bao tử chữ P có 3 khía cạnh:

  • Giảm sự bài tiết axit clohydric trong dạ dày. Vì thuốc chữ P đau bao tử là một chế phẩm giúp giảm axit của dịch vị dạ dày xuống mức bình thường, ngăn sản xuất nhiều axit. Hiệu quả đem lại chỉ sau 30 phút.
  • Bao tráng niêm mạc dạ dày. Thuốc bao tử chữ P giúp tạo ra một màng ngăn để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự phá hủy của tình trạng dư thừa axit dạ dày. Đồng thời, phosphalugel cũng giúp phục niêm mạc dạ dày bị tổn thương. 
  • Tăng khả năng hấp thụ thuốc, loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể, đẩy nhanh quá trình phục hồi của dạ dày.

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây đau vùng dưới xương ức: Đừng chủ quan!

Cơ chế tác động của thuốc bao tử chữ P

Thuốc có hương cam chanh, vị ngọt thanh dễ chịu
Thuốc có hương cam chanh, vị ngọt thanh dễ chịu

Thuốc đau bao tử Phosphalugel không hòa tan trong nước và độ hấp thụ của hoạt chất không quá 0,01%.

Khi uống thuốc vào cơ thể, trong quá trình thuốc giúp trung hòa axit dạ dày, nhôm phosphat được chuyển hóa thành nhôm clorua. Lúc này, dưới tác động của kiềm, nhôm clorua xuống ruột được chuyển hóa thành muối nhôm. Nó không được thành ống tiêu hóa hấp thụ mà đào thải ra khỏi cơ thể theo phân.

Tuy nhiên, có một lượng nhỏ nhôm sẽ đi vào máu và đi qua thận, được bài tiết qua nước tiểu. Vì vậy, ở những người có hệ thống tiết niệu hoạt động không tốt sẽ có nguy cơ tạo ra một hàm lượng quá mức nhôm trong máu.

Thuốc bao tử chữ P dùng hiệu quả cho bệnh lý nào?

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Viêm dạ dày cấp và mãn tính
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm tụy
  • Viêm ruột
  • Suy giảm chức năng ruột già
  • Bệnh tiêu chảy
  • Ngoài ra, thuốc chữ P dùng hiệu quả cho người bị ợ chua do hút lá quá nhiều, người hay uống cà phê hoặc rượu bia thường xuyên.

>> Xem thêm: Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng: Cảnh báo cần đọc ngay!

Cách dùng và liều dùng cho trẻ em và người lớn

Cách dùng: Thuốc chữ P đau bao tử có thể được uống trực tiếp từ gói hoặc cho vào nửa ly nước khuấy đều để uống.

Liều dùng cho người lớn và trẻ em như sau:

Với người lớn

1-2 gói x 2-3 lần/ngày

Tùy theo bệnh mà bạn có thể uống trước hoặc sau bữa ăn:

  • Với bệnh viêm loét dạ dày: cần uống ngay khi lên cơn đau cấp, hoặc uống sau ăn 1.5-2 giờ đồng hồ
  • Khi bị trào ngược dạ dày thực quản: nên uống ngay sau bữa ăn, cũng như trước khi đi ngủ
  • Với bệnh viêm dạ dày, khó tiêu: uống thuốc trước khi ăn để tạo thành một lớp màng bảo vệ trên thành dạ dày, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu
  • Với người có chức năng đại tràng bị suy giảm: uống thuốc vào buổi sáng lúc bụng đói và buổi tối, ngay trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nếu cơn đau xuất hiện ngày trong ngày thì có thể uống 1 gói thuốc bao tử chữ P.

Với trẻ em

Liều lượng của thuốc bao tử phosphalugel phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: mỗi lần tối đa ¼ gói, uống ngay sau khi bú sữa
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: uống sau mỗi bữa ăn 2 thìa cà phê thuốc đau bao tử chữ P. Liều tối đa là 2 gói/ngày
  • Trẻ trên 6 tuổi: liều lượng mỗi ngày như người lớn

Với phụ nữ mang thai và cho con bú

Khi đang mang thai và cho con bú, người mẹ có thể sử dụng thuốc chữ P, nhưng chỉ khi thật sự cần thiết. Ngoài ra, thời gian điều trị nên giảm xuống mức tối thiểu. Tóm lại, nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ của thuốc bao tử chữ P

Để tránh táo bón người bệnh nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày (Thuốc chống chỉ định với trường hợp người bệnh Alzheimer)
Để tránh táo bón người bệnh nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày (Thuốc chống chỉ định với trường hợp người bệnh Alzheimer)

Thuốc chữ P đau bao tử có thể gây ra táo bón đối với một số trường hợp sau:

  • Người cao tuổi
  • Người rất ít vận động
  • Uống thuốc quá liều lượng

Để tránh táo bón xảy ra, người bệnh nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Trường hợp gặp tình trạng táo bón do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần phải uống thuốc nhuận tràng.

Thêm nữa, thuốc có thể gây suy giảm trí nhớ đối với bệnh nhân suy thận. Lúc này, người bệnh phải dừng thuốc ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, thuốc chữ P cũng được khuyến cáo chống chỉ định đối với các trường hợp như:

  • Rối loạn chức năng thận cấp tính hoặc mãn tính
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh nhân suy tim, xơ gan
  • Người mẫn cảm đối với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Trên đây là những lời khuyên mà bạn nên biết trước khi sử dụng thuốc đau bao tử chữ P. Hi vọng bài viết này của Anvitra sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho mình và người thân. Mọi ý kiến thắc mắc về bệnh lý tiêu hóa cũng như sản phẩm TPBVSK Anvitra, bạn đọc có thể bình luận phía dưới bài viết bài viết này hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800 234 558.

>> Xem thêm: Tiết nhiều nước bọt và buồn nôn: Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.