Dược sĩ Dung Lê 18/04/2020
5/5 - (2 bình chọn)

Theo thống kê của Bộ y tế: tỷ lệ tái phát trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng tăng cao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày thực quản hay tái phát? Hãy tìm hiểu ở bài viết sau đây?

Nguyên nhân tái phát trào ngược dạ dày thực quản ?
Trào ngược dạ dày thực quản thường bị coi nhẹ ở giai đoạn đầu

Chủ quan với những triệu chứng ban đầu của trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trào ngược khó chữa và dễ tái phát nhất. Điểm danh những triệu chứng xuất hiện đầu tiên dễ nhận biết của trào ngược như ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, người bệnh thường coi nhẹ, chủ quan với triệu chứng ợ hơi, ợ chua vì những triệu chứng này cũng xuất hiện ở người bình thường. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ được chuẩn đoán mắc trào ngược dạ dày thực quản khi trào ngược ở mức độ nặng hay có cảm giác khó chịu quá sức chịu đựng. Phát hiện trào ngược muộn là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản  khó chữa và dễ tái phát. Trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể đẩy lùi nếu bệnh được phát hiện kịp thời thông qua những dấu hiệu trào ngược đầu tiên nên bạn cần lắng nghe, để ý những thay đổi của cơ thể để có thể  điều trị trào ngược dạ dày thực quản kịp thời.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học tăng tái phát trào ngược

Nguy cơ tăng khả năng tái phát trào ngược dạ dày thực quản có liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của ngưởi bệnh. Sử dụng những đồ ăn, nước uống có chất kích thích như đồ chua, cay, nóng, cà phê, thuốc lá; lười tập thể dục; thói quen nằm ngay sau khi ăn; thức quá khuya là lý do khiến trào ngược dạ dày thực quản khó chữa và dễ tái phát.

Dễ nhầm lẫn trào ngược dạ dày thực quản với bệnh khác

Hiện nay, số người mắc trào ngược dạ dày thực quản khá cao nhưng đa số ở giai đoạn đầu người bệnh thường tự đoán bệnh dẫn đến nhầm lẫn với một số bệnh khác. Thông thường người bệnh thường nhầm lẫn ở những triệu chứng sau đây:

+ Triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn:  nhầm lẫn với viêm đại tràng

+ Triệu chứng đau thắt vùng ngực: nhầm lẫn với bệnh tim mạch

+ Biến chứng trào ngược như ho dai dẳng, khàn tiếng, nuốt khó…: dễ nhầm lẫn về đường hô hấp: viêm họng, viêm thanh quản.

Đoán không đúng bệnh, chủ quan không đi thăm khám, tự ý điều trị khiến trào ngược dạ dày không những thuyên giảm mà bệnh càng trở nên nặng, mãn tính khó chữa và nguy cơ tái phát cao.

Thuốc chống acid chỉ có tác dụng tạm thời

Những loại thuốc ức chế tiết acid có tác dụng giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khá nhanh. Tuy nhiên nếu sau khi ngưng dùng thuốc, bệnh nhân vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, đặc biệt là thường xuyên thực khuya, căng thẳng dài ngày thì bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao.

Cách giảm tái phát trào ngược dạ dày thực quản

Để đẩy lùi trào ngược dạ dày thực quản, giảm tỉ lệ tái phát người bệnh cần có những kiến thức cơ bản về bệnh lý để có thể tự bảo vệ chính mình bởi căn bệnh này. Tiếp theo, nếu được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày thực quản bạn nên lựa chọn một số sản phẩm thảo dược để giảm khá năng tái phát trào ngược cũng như hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản một cách an toàn, hiệu quả.

 

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...