Loét thực quản là vết loét hoặc tổn thương thường xảy ra dọc theo đường tiêu hóa trên. Hầu hết chúng ta biết rằng loét thực quản là hậu quả do căn bệnh trào ngược axit dạ dày nhưng thực tế nó còn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cách điều trị cũng không giống nhau.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về loét thực quản, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị khoa học.
4 sự thật cần biết về loét thực quản
- Nó là một loại loét phát triển trong niêm mạc thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày)
- Các triệu chứng bao gồm: đau hoặc cảm giác nóng rát phía sau hoặc bên dưới xương ức, phần xương chạy thẳng xuống giữa ngực
- Thuốc, nhiễm trùng và việc thực quản phải thường xuyên tiếp xúc với axit dạ dày là nguyên nhân phổ biến.
- Cách điều trị viêm loét thực quản liên quan đến việc giải quyết nguyên nhân gây loét.
Triệu chứng của bệnh
Ngoài những cơn đau rát ở giữa ngực, loét thực quản thường gây đau hoặc cảm giác nóng rát phía sau hoặc bên dưới xương ức, ở giữa ngực.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Ăn không ngon
- Khó nuốt
- Ợ nóng
- Buồn nôn
- Hụt hơi
- Đau họng
- Vị chua trong miệng
- Đau bụng
- Nôn, đôi khi nôn ra máu
- Giảm cân không chủ đích
Nguyên nhân gây loét thực quản
Những nguyên nhân chính của bệnh gồm:
- Do tiếp xúc với axit dạ dày: điều này gây viêm mãn tính và kích thích thực quản, khiến vết loét phát triển. Tiếp xúc với axit dạ dày thường xảy ra ở những người có các bệnh về tiêu hóa. Đó là người bị thoát vị hoành và người bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Thuốc: một số loại thuốc bao gồm aspirin, ibuprofen, bisphosphonates và một số loại kháng sinh có thể gây viêm thực quản và loét thực quản.
- Nhiễm trùng: loét do nhiễm trùng ít phổ biến hơn, nhưng nếu bạn bị bệnh nhiễm trùng nấm men, bị mụn rập do virus herpes hay nhiễm virus HPV thì đều có thể là nguyên nhân gây loét thực quản.
- Ăn phải chất ăn mòn: nó thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em vì trẻ không phân biệt được các chất độc hại mà tùy tiện ăn uống, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những người trưởng thành bị rối loạn tâm thần hoặc có xu hướng tự tử, lạm dụng rượu.
Ngoài ra, một số loại phẫu thuật dạ dày cũng sẽ dẫn đến biến chứng loét thực quản.
Cách điều trị bệnh loét thực quản
Tìm ra cách điều trị sớm là “chìa khóa” để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh loét thực quản.
Trong trường hợp loét thực quản do trào ngược axit dạ dày, phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc: như thuốc kháng axit, thuốc kháng histamin (H2) và thuốc ức chế bơm proton (PPIs).
- Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống: để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Phẫu thuật: cho trường hợp nặng. Các loại phẫu thuật bao gồm thắt chặt van cơ thắt thực quản dưới (LES) hoặc chèn một thiết bị từ tính để giúp van của cơ thắt thực quản dưới hoạt động.
Nếu loét thực quản không phải do bệnh trào ngược dạ dày gây ra thì có thể cần các biện pháp can thiệp khác nhau. Ví dụ, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm có thể được bác sĩ kê toa trong trường hợp loét do nhiễm trùng.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể có lợi trong việc giảm trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản – những nguyên nhân phổ biến của sự hình thành loét thực quản.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Thay đổi lối sống để điều trị loét thực quản bao gồm:
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Không ăn quá nhiều
- Tránh nằm xuống khoảng 3 giờ sau khi ăn
- Duy trì cân nặng cơ thể ổn định và khỏe mạnh
- Mặc quần áo rộng, tránh mặc đồ bó để giảm áp lực cho dạ dày
- Bỏ hút thuốc, vì những người hút thuốc có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản cao hơn
- Nâng đầu giường để giảm trào ngược axit vào ban đêm
Thay đổi chế độ ăn uống để điều trị loét bao gồm ăn một chế độ ăn cân bằng đủ các nhóm chất: đạm (protein), ngũ cốc, các loại hạt, trái cây và rau củ quả.
Một số thực phẩm và đồ uống gây kích thích chứng trào ngược axit dạ dày mà bạn nên tránh:
- Rượu, bia
- Cafein
- Socola
- Cam, quýt, chanh, bưởi
- Thực phẩm chiên, rán
- Tỏi, hành
- Thực phẩm giàu chất béo
- Thức ăn cay
- Cà chua và thực phẩm làm từ cà chua
Vì không phải ai cũng bị trào ngược axit khi ăn những loại thực phẩm trên nên bạn hãy thử hạn chế ăn những loại thực phẩm này để xem tình trạng bệnh có cải thiện hay không.
Cách chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ chẩn đoán loét thực quản dựa vào:
- Lịch sử y tế của một người
- Khám sức khỏe
- Khám nội soi
- Chụp X-quang
Nếu phát hiện loét, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ của mô loét để kiểm tra thêm.
Biến chứng của bệnh
Một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ loét thực quản bao gồm:
- Loét dạ dày
- Loét tá tràng
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm thực quản
- Nấm hầu họng hoặc nhiễm trùng nấm men
- HIV và AIDS
- Bệnh tiểu đường
- Ung thư thực quản
Các biến chứng có thể phát sinh:
- Xuất huyết tiêu hóa trên, trong trường hợp hiếm
- Loét dạ dày tái phát
- Hẹp thực quản
- Ung thư thực quản
- Giảm cân quá mức do mất cảm giác ngon miệng và khó nuốt
- Vỡ thực quản
- Tử vong do xuất huyết thực quản hoặc thủng thực quản
Bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa và phải đau đầu tìm cách giải quyết nhưng chưa hiệu quả? Liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn của Anvitra để được hỗ trợ!