Dược sĩ Dung Lê 07/03/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Vị giác là một trong 5 giác quan quan trọng của con người và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì thế việc điều trị đắng miệng còn liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy xem bạn đang bị tình trạng này nhất thời hay là đã kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những cách làm hết đắng miệng nhanh chóng, đơn giản tại nhà.

Dấu hiệu khi bị đắng miệng

Đắng miệng là cảm giác rất khó chịu ở vị giác và có thể tồn tại trong một thời gian dài cho đến khi nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng được điều trị. 

Những người bị đắng miệng thường đi kèm một số biểu hiện như: cảm thấy vị đắng trong miệng, hôi miệng. 

Ngoài ra, việc thay đổi trong vị giác này còn khiến họ mất tập trung, khó cảm thấy ngon miệng khi ăn uống, đôi khi vẫn còn thấy đắng miệng ngay cả sau khi đánh răng. Họ cũng có thể gặp các triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây đắng miệng.

Đắng miệng khiến bạn ăn uống không ngon miệng

Nguyên nhân gây đắng miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây đắng miệng, từ nguyên nhân đơn giản đến nguyên nhân bệnh lý. Nhưng nhìn chung dù nguyên nhân là gì thì đắng miệng vẫn gây khó chịu và ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường của một người hoặc cuộc sống hàng ngày của họ.

9 nguyên nhân gây đắng miệng bao gồm:

  • Khô miệng: Xảy ra khi miệng không tiết đủ nước bọt. Bởi vì nước bọt giúp giảm vi khuẩn trong miệng, ít nước bọt có nghĩa là có nhiều vi khuẩn hơn có thể tồn tại và gây hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Nó cũng có thể gây ra sự gia tăng sâu răng, nhiễm trùng răng nướu hoặc viêm lợi.
  • Đang trong thai kỳ: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các giác quan và có thể gây ra cảm giác đắng miệng, nhưng nó thường hết sau 3 tháng đầu hoặc sau khi sinh.
  • Thời kỳ mãn kinh: Điều này có thể là do lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ mãn kinh thấp hơn, có thể dẫn đến tình trạng thứ phát, chẳng hạn như hội chứng khô miệng và đắng miệng kéo dài.
  • Trào ngược axit dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay chính là trào ngược axit dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến gây đắng miệng, hôi miệng. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, khiến cho axit và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và lên đến khoang miệng. Ngoài ra, bệnh này còn đi kèm nhiều triệu chứng khác như: nóng rát ngực/ bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn, viêm họng,…
  • Nấm miệng: Nhiễm trùng nấm men trong miệng thường gây ra các đốm hoặc đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, miệng hoặc cổ họng. Nó cũng có thể gây ra vị đắng hoặc khó chịu có thể tồn tại cho đến khi vi khuẩn nấm được điều trị.
  • Tổn thương dây thần kinh: Giống như các giác quan khác của chúng ta, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Tổn thương các dây thần kinh có thể gây ra sự thay đổi vị giác của một người, ví dụ một số bệnh như: động kinh, đa xơ cứng, u não,…
  • Thuốc hoặc thực phẩm chức năng: Điều này có thể là do thuốc có vị đắng hoặc do các chất hóa học trong đó được bài tiết vào nước bọt. Các loại thuốc có thể dẫn đến vị đắng bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, vitamin có chứa chất như: đồng, sắt, kẽm.
  • Bệnh xoang, cảm cúm, ốm thông thường: Trong thời gian bị bệnh, cơ thể sản sinh ra các protein gây viêm để bắt giữ các virus có hại. Những protein này cũng có thể ảnh hưởng đến lưỡi và vị giác, có thể khiến một người cảm thấy vị trong miệng đắng hơn bình thường. 

>> Xem thêm: [Tổng hợp] 7 mẹo chữa trào ngược dạ dày lưỡi trắng tại nhà hiệu quả

Các cách làm hết đắng miệng tại nhà

Chăm sóc răng miệng thường xuyên là biện pháp giảm vị đắng trong miệng tại nhà
Chăm sóc răng miệng thường xuyên là biện pháp giảm vị đắng trong miệng tại nhà

Làm sao để hết đắng miệng dù bạn chưa biết nguyên nhân là gì? Đừng lo lắng, vì cảm giác đắng miệng là khá phổ biến và hầu hết đều điều trị được. 

Dù nguyên nhân gây ra đắng miệng là gì thì bạn đều có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây nhằm giảm vị đắng trong miệng bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên: chẳng hạn như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. 
  • Nhai kẹo cao su không đường: để giữ miệng không bị khô và tạo ra nhiều nước bọt trong miệng. 
  • Uống nhiều nước suốt cả ngày: tránh làm khô miệng 
  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit: chẳng hạn như ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế hoặc loại bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Súc miệng với nước muối: vào mỗi buổi sáng và tối

>> Xem thêm: Giải mã trào ngược dịch mật – vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Cách làm hết đắng miệng khi ốm

Bên cạnh các cách làm hết đắng miệng kể trên, riêng với những người bị đắng miệng do bệnh hay ốm thì cũng có một số biện pháp riêng để giúp phục hồi vị giác. Các cách làm hết đắng miệng khi ốm có thể kể đến như: 

  • Ăn nhiều protein: Ăn các loại thực phẩm giàu protein như đậu, thịt gà, cá, trứng, thịt lợn nạc, thịt bò nạc sẽ giúp cải thiện nhanh chóng hơn vị giác của bạn.
  • Ăn thực phẩm giàu kẽm: Bổ sung một số thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn uống như socola đen, bông cải xanh, đậu bắp, rau bina, sò, hàu, bột yến mạch vì những thực phẩm này có chứa neuropeptide – một chất giúp kích thích ăn ngon, làm cho vị giác tốt hơn nhiều.
  • Ăn nhiều trái cây: Ăn trái cây thường xuyên giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta, đồng thời cũng giúp cải thiện vị giác sau khi ốm. Đó là lý do các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên ăn nhiều trái cây trong và sau khi ốm. Bao gồm các loại trái cây như: cam, bưởi, chanh, chuối, v.v.

Cách làm hết đắng miệng khi uống thuốc

Với những người bị đắng miệng do thuốc hoặc thực phẩm chức năng thì cách duy nhất để chấm dứt tình trạng này của họ là ngừng uống thuốc và đổi sang một loại thuốc khác. Bởi như đã nói ở trên, đắng miệng có thể là do thuốc có vị đắng hoặc do các chất hóa học trong thuốc được bài tiết lẫn nước bọt.

Tuy nhiên, việc có nên ngừng uống thuốc hay không thì bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thay vì tự ý quyết định.

Trên đây là những triệu chứng, nguyên nhân và cách để làm hết đắng miệng mà bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng răng miệng cho mình. Hy vọng bài viết này phần nào sẽ giúp ích cho bạn lấy lại sự thoải mái, tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn, hãy để lại bình luận ở phía dưới, Anvitra luôn sẵn sàng giải đáp!

> Xem thêm: Hướng dẫn làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày tại nhà

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...