Dược sĩ Dung Lê 25/05/2020
3.3/5 - (3 bình chọn)

Trào ngược dạ dày gây ho đờm không phải là trường hợp hiếm khi xảy ra, nó gây ra nhiều mệt mỏi, phiền toái cho người bệnh. Và đôi khi chính người bệnh cũng không hiểu sao mình lại mắc phải căn bệnh này.

Bệnh nhân Hoàng Diệu Hoa (35 tuổi) hỏi:

Tôi bị khàn giọng, ho và có đờm khó chịu trong cổ họng, và rất ngạc nhiên khi biết rằng nguyên nhân là do trào ngược axit dạ dày. Tôi chưa bao giờ bị ợ nóng, vì vậy tôi không biết tại sao điều này có thể xảy ra với tôi. Mong chuyên gia có thể giải đáp nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày gây ho đờm là gì?

trào ngược dạ dày gây ho đờm

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho đờm

Chuyên gia Anvitra trả lời:

Chào bạn! Có vẻ như bạn đang gặp phải hội chứng trào ngược họng – thanh quản (Laryngopharyngeal Reflux – LPR). Hội chứng này xảy ra khi mà axit từ dịch vị dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, làm tổn thương các mô của thực quản và hầu họng (cổ họng).

Nguyên nhân là do sự trục trặc của cơ thắt thực quản trên và dưới. Những cơ thắt này có nhiệm vụ giữ cho thức ăn di chuyển đúng hướng, từ miệng xuống dạ dày. Cơ thắt thực quản dưới có nhiệm vụ ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ thắt thực quản dưới gặp vấn đề, nó dãn mở ra, khiến axit dạ dày di chuyển lên thực quản, gây ra triệu chứng ợ nóng và đau ngực khi nuốt. Tình trạng này gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Như vậy, nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho đờm chính là do sự trục trặc của cơ thắt thực quản trên và dưới, khiến axit dạ dày làm tổn thương thực quản và cổ họng.

Cách điều trị trào ngược dạ dày gây ho đờm

Cơ thắt thực quản trên ngăn axit dạ dày ra khỏi hầu họng và thanh quản. Khi nó không hoạt động đúng, bạn có thể phát triển các triệu chứng như khàn giọng, mất giọng, ho mãn tính, đờm sau cổ họng và cảm giác có thứ gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng. Đó chính là trào ngược dạ dày gây ho đờm.

Mặc dù axit dạ dày tiếp xúc với thực quản dưới trước khi lên đến cổ họng, nhưng chỉ có khoảng 35% những người bị trào ngược họng – thanh quản (LPR) cũng bị trào ngược dạ dày thực quản. Các nghiên cứu khoa học cũng không thể lý giải tại sao. Có thể do thanh quản và hầu họng nhạy cảm với axit hơn thực quản.

Ngoài ra, axit trào ngược có nhiều khả năng bám vào thanh quản và hầu họng, dẫn đến tiếp xúc thời gian dài. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường xảy ra nhiều nhất nhất khi chúng ta nằm, trong khi trào ngược họng – thanh quản thường xảy ra khi chúng ta đứng hoặc cúi xuống, hay khi tập thể dục.

trào ngược dạ dày gây ho đờm

Để chẩn đoán bệnh nhân có bị trào ngược họng – thanh quản hay không, các bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào vùng hầu họng và soi bằng ống soi thanh quản để phát hiện ra dấu hiệu sưng và viêm. Việc điều trị bắt đầu bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và hành vi, bao gồm:

  • Hạn chế đồ ăn và uống có caffeine, rượu, socola và bạc hà, những thực phẩm này làm suy yếu cả cơ thắt thực quản. Một số chất trong socola và bạc hà cũng kích thích tiết axit dạ dày.
  • Tránh các thực phẩm và đồ uống có tính axit hoặc cay nhiều như trái cây và nước ép cam quýt, cà chua, salad trộn, thức ăn cay nóng. Những thực phẩm này gây kích thích các niêm mạc cổ họng.
  • Đừng uống đồ uống có ga: chúng có thể gây ợ hơi, điều này thúc đẩy trào ngược nội dung dạ dày.
  • Không hút thuốc: chất nicotine trong thuốc lá kích thích sản xuất axit dạ dày.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn, gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới.
  • Tránh tập thể dục với cường độ mạnh, như nâng vật nặng hoặc cúi xuống ngay sau khi ăn.
  • Không ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Nếu chế độ ăn uống và việc thay đổi lối sinh hoạt không có ích thì bác sĩ có thể sử dụng thuốc kê đơn để giảm tiết axit dạ dày, đó là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Một số biệt dược của loại thuốc PPI bao gồm: zantac, prilosec, nexium, prevacid,…

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...