Đau họng là một bệnh lý phổ biến mà ai cũng dễ dàng gặp phải. Hầu hết nguyên nhân là do cảm lạnh, cảm cúm và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số người lại chỉ bị đau họng khó nuốt một bên trái hoặc bên phải. Đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh khác. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 9 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau họng một bên.
9 nguyên nhân khiến bạn bị đau họng khó nuốt một bên
1. Sưng hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết của cơ thể hoạt động như các bộ lọc, giúp xác định và “bẫy” những virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trước khi chúng có thể lây nhiễm sang các khu vực khác. Khi có quá nhiều vi trùng xâm nhập thì hạch bạch huyết sẽ bị tổn thương. Lúc này nó có thể sưng lên và đau.
Các hạch bạch huyết gần cổ họng nhất là ở hai bên cổ họng. Chúng có thể gây ra cảm giác đau nhức khi bị sưng hoặc viêm.
Dưới đây là một số tác nhân có thể dẫn đến sưng hạch bạch huyết bao gồm:
- Cảm cúm, cảm lạnh
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- Nhiễm trùng tai
- Viêm nướu hoặc áp xe răng
- Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
- Nhiễm trùng da
- Ung thư
- HIV
2. Bị viêm họng
Nhiều bệnh do virus thông thường, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, có thể gây viêm họng. Trong những trường hợp này, cổ họng có thể chỉ bị đau họng khó nuốt một bên. Bạn có thể cảm thấy khô cổ họng và bị sưng, viêm.
Đáng chú ý là dùng thuốc kháng sinh sẽ không thể điều trị hoặc giúp thuyên giảm những bệnh do virus gây ra. Nếu nguyên nhân là do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do virus gây ra tình trạng đau họng thì cách điều trị sẽ là nghỉ ngơi, bồi bổ để tăng đề kháng là đủ.
3. Viêm amidan
Các amidan nằm ở vị trí phía sau cổ họng. Amidan bị viêm khi một loại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng, gây ra nhiễm trùng và viêm.
Viêm amidan có thể dẫn đến đau họng khó nuốt một bên. Nó cũng có thể gây sốt, khó nuốt và thở khò khè.
Viêm amidan do vi khuẩn thường tự khỏi khi được điều trị bằng kháng sinh.
4. Áp xe peritonsillar
Áp xe là một khối u chứa đầy mủ trong các mô. Nó thường bị gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Áp xe peritonsillar hình thành trong các mô gần amidan, thường là khi viêm amidan trở nên nghiêm trọng hoặc không được điều trị. Nó có thể gây đau dữ dội ở một bên cổ họng, cũng có thể gây sốt, sưng hạch bạch huyết và khó nuốt.
Người bị áp xe peritonsillar cần được phát hiện và điều trị sớm. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây khó thở. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng kháng sinh để chữa nhiễm trùng.
5. Tổn thương ở cổ họng
Có một số nguyên có thể dẫn tới làm tổn thương phía sau cổ họng, bao gồm:
- Đau cổ do ăn thức ăn nóng
- Đồ ăn cứng, có cạnh sắc như: khoai lang chiên, bánh quy,…
Nếu bạn bị đau họng bởi các lý do trên thì có thể làm dịu cổ họng bằng nước muối ấm.
6. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi thức ăn hoặc axit dạ dày chảy ngược lên ống thực quản và lên tới cổ họng.
Những triệu chứng do trào ngược gây ra thường sẽ bị trầm trọng hơn khi đi ngủ vào ban đêm. Nếu axit dạ dày trào ngược khi người bệnh nằm nghiêng thì nó có thể dẫn đến đau họng khó nuốt một bên.
Các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:
- Đau rát giữa ngực
- Cảm giác vướng nghẹn ở cổ
- Khàn tiếng
- Ho khan
- Nóng rát trong miệng
Nếu bệnh không được điều trị sớm, có thể dẫn tới các biến chứng như: hẹp thực quản, loét thực quản, barrett thực quản, hay ung thư thực quản. Do đó cần được chữa trị sớm bằng thuốc và thay đổi lối sống.
7. Bệnh tay chân miệng
Đúng như tên gọi, căn bệnh này do virus gây ra và hình thành những vết loét trên tay, chân và miệng. Những vết loét này có thể phát triển ở phía sau miệng, gần 2 bên cổ họng và một bên có thể bị đau vì bị tổn thương nhiều hơn bên kia.
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn và người lớn.
Bệnh có thể gây mất nước nên một số trường hợp khi điều trị sẽ phải truyền nước, còn lại là uống thuốc và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ.
8. Bị tổn thương dây thanh quản
Việc quá lạm dụng giọng nói có thể khiến dây thanh quản bị tổn thương hoặc loét. Tổn thương ấy có thể hình thành ở một bên, khiến một bên cổ họng bị đau nhưng bên còn lại thì không.
Một số người bị tổn thương dây thanh quản sẽ có sự thay đổi trong giọng nói, biểu hiện điển hình là khàn giọng.
Để điều trị tổn thương dây thanh quản, việc cần làm là nghỉ ngơi, hạn chế nói nhiều và nói to và uống một số loại siro ho tự làm tại nhà để hồi phục thanh quản.
9. Khối u
Đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhất khi bạn bị đau họng khó nuốt một bên. Đó có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Khối u có thể ảnh hưởng đến cổ họng và các khu vực xung quanh cổ họng. Nó có thể nằm trong cổ họng, hoặc lưỡi, hoặc trong thanh quản.
Các triệu chứng khác khi xuất hiện khối u trong cổ họng bao gồm:
- Sờ thấy cục sưng ở cổ
- Giọng khàn
- Hơi thở tạo ra tiếng ồn
- Sút cân
- Đờm có máu
- Ho liên tục
Khi nào bị đau họng khó nuốt một bên cần đi khám?
Nếu cổ họng bị đau ở một bên, nguyên nhân thường là do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng sau đây cũng xuất hiện:
- Không thể ăn hoặc uống vì đau họng
- Đau họng nghiêm trọng trên 7 ngày
- Các hạch bạch huyết sưng to hơn dù đã đỡ đau họng
- Khó thở, hoặc cảm giác nghẹn ở cổ họng
- Khó nuốt
- Sốt
- Xuất hiện mủ ở phía sau cổ họng
- Đau mỏi cơ thể hoặc đau khớp
- Đau tai
- Phát ban
- Ho ra máu
- Nổi hạch ở cổ
- Đau họng tái đi tái lại
- Khàn giọng hơn 2 tuần
Hi vọng những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích và khoa học trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Mọi thắc mắc xoay quanh bệnh lý đường tiêu hóa, vui lòng để lại bình luận ở phía dưới bài viết hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 234 558, chuyên gia Anvitra sẽ hỗ trợ bạn tận tình.