THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày và cách chữa hiệu quả

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày và cách chữa hiệu quả

Không ít mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khiến cho sức khỏe thể chất và tâm lý của họ bị ảnh hưởng đáng kể. Đây là vấn đề tiêu hóa không quá nghiêm trọng nhưng cần phải xử lý sớm để không gây cản trở tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng khi mang thai cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. 

Bị trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? 

Bị trào ngược dạ dày khi mang thai phần lớn không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên bệnh có nguy cơ tái phát cao hoặc có thể bị kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ bầu. Khi bị trào ngược kéo dài cũng sẽ là tác nhân chính gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng cho mẹ bầu như viêm phổi hoặc viêm xoang. 

Theo thống kê, có khoảng 26,1 – 36,1% thai phụ bị trào ngược dạ dày trong ba tháng giữa thai kỳ và 51,2% ở ba tháng cuối thai kỳ. Chính sự thay đổi của cơ thể trong thời kỳ nhạy cảm này khiến người phụ nữ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. 

Tuy nhiên không phải ai mang thai cũng sẽ bị trào ngược dạ dày. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thay đổi trong cơ thể của mẹ bầu khi mang thai, chế độ ăn uống, thói quen hằng ngày của thai phụ. 

Biểu hiện của việc bị trào ngược dạ dày khi mang bầu  

Triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày là ợ chua, cảm thấy nóng rát ở vùng ngực. Kèm theo đó là cảm giác đầy hơi, nặng bụng cực kỳ khó chịu. 

Theo trang thông tin Healthline, chị em mang bầu sau khi ăn no, cúi xuống hoặc nằm xuống sẽ có một số những biểu hiện như:  

Một số dấu hiệu trào ngược dạ dày có thể bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên ốm nghén thường chỉ xuất hiện và tuần 8 – 12 và thuyên giảm sau 3 tháng đầu. Trong khi đó trào ngược dạ dày có thể kéo dài đến hết cả thai kỳ hoặc sau khi sinh nếu không được điều trị. 

>> Xem thêm: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai: 7 cách điều trị an toàn tại nhà

2 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang bầu

Theo một nghiên cứu từ năm 2010, có khoảng 80% bà bầu bị trào ngược dạ dày. Các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn trong 6 tháng cuối thai kỳ. Ngoài những lý do liên quan đến đường tiêu hóa thì sự thay đổi về thể chất của người phụ nữ trong giai đoạn này cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

Có 2 nguyên chính khiến gây ra trào ngược dạ dày trong quá trình mang thai: 

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone cũng tăng lên. Nhiệm vụ của hormone này trong thai kỳ đó là giúp tử cung phát triển, giảm hiện tượng co bóp và giảm nguy cơ sẩy thai. 

Tuy nhiên, progesterone cũng khiến cho các mô cơ trong cơ thể giãn ra, cụ thể là giãn cơ vòng nối thực quản với dạ dày. Nhiệm vụ của cơ vòng cho phép thức ăn đi vào dạ dày, đồng thời ngăn không cho thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Nhưng sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến cho cơ vòng bị lỏng, gây ra các triệu chứng trào ngược. 

Áp lực của thai nhi lên dạ dày

Ở những giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung và thai nhi ngày càng lớn hơn gây ra áp lực cực lớn cho dạ dày. Áp lực này khiến cho acid trào ra khỏi dạ dày và đi vào thực quản. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi thai phụ ăn no.

>> Xem thêm: Chữa ngay viêm họng do trào ngược chỉ với 3 bước sau!

Mẹ bầu nên ăn gì khi bị trào ngược   

Trào ngược khi mang thai sẽ gây ra tình trạng ợ hơi, đau thượng vị, buồn nôn, nôn là những triệu chứng rất khó chịu cho mẹ bầu. Thay đổi chế độ dinh dưỡng chính là phương pháp an toàn nhất giúp hạn chế các triệu chứng trào ngược. 

Vậy mẹ bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì để hạn chế trào ngược nhưng vẫn đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh và cung cấp đủ chất cho thai nhi?

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Mẹ bầu rất cần năng lượng cũng như dưỡng chất trong suốt thai kỳ để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển thai nhi. Trong đó tinh bột đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn. Chúng giúp duy trì cân nặng ổn định, cân bằng thể trạng, tránh tình trạng mệt mỏi, khó chịu do trào ngược. 

Thực phẩm giàu tinh bột còn giúp thấm hút bớt lượng acid tồn dư trong dạ dày, thúc đẩy tăng sinh màng nhầy để bảo vệ các vết loét tổn thương trong cơ thể. Giảm acid dịch vị sẽ cũng hạn chế việc trào ngược, giúp giảm cảm giác đau tức ngực thượng vị, không còn ợ hơi, ợ nóng khó chịu. Một số thực phẩm có tinh bột mẹ bầu nên là bánh mì, cơm, gạo lứt, khoai tây, đỗ xanh…

Rau xanh

Rau xanh giàu chất xơ và vitamin sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, giúp bài tiết dễ dàng, tránh táo bón. Khi thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng cũng sẽ ngăn ngừa tình trạng acid dịch vị tiết ra quá nhiều, hạn chế lên men thức ăn thừa trong dạ dày. Qua đó, tình trạng khó tiêu, ợ nóng do trào ngược cũng không còn.

Một số loại rau xanh tốt cho mẹ bầu là cần tây, súp lơ, xà lách, tía tô, mồng tơi…Ăn rau còn giúp bà mẹ mang thai giảm ốm nghén, tăng cường sức đề kháng, cải thiện thị lực. Tuy nhiên mẹ bầu lưu ý nên ăn rau luộc, nấu canh, nấu cháo hoặc ép nước uống để hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Phụ nữ bị trào ngược dạ dày khi mang thai không nên ăn nhiều rau xào dầu mỡ, gia vị khó tiêu.

Sữa chua

Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên bổ sung sữa chua và các chế từ phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày của mình. Món ăn này cung cấp lượng lớn acid amin, protein, khoáng chất và các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn (probiotic) sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn trong đường ruột, giảm nhanh chứng đầy hơi, khó tiêu và ợ hơi. Để điều trị dứt điểm chứng trào ngược dạ dày, bà bầu nên ăn 2 cốc sữa chua mỗi ngày.

>> Xem thêm: [Thực hư] Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ mật ong có hiệu quả?

Thay đổi lối sống để giảm các triệu chứng trào ngược  

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp ký, bà bầu cũng cần thay đổi lối sống khoa học điều độ hơn. Điều này giúp hạn chế và cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày:

Tư vấn chọn và sử dụng thuốc điều trị trào ngược an toàn cho bà bầu  

Bên cạnh chế độ ăn uống sinh hoạt thì bà bầu bị trào ngược cũng có thể điều trị bằng thuốc để bệnh nhanh thuyên giảm. Sử dụng thuốc khi điều trị chứng trào ngược cho bà bầu cần rất cẩn trọng, cần phải có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày an toàn cho phụ nữ mang thai bao gồm: 

Thuốc kháng acid dạ dày

Loại thuốc này có nhiệm vụ trung hòa acid trong dạ dày, giảm tiết dịch acid dạ dày. Một số loại thuốc được dùng như thuốc chứa nhôm, magie hydroxit (Maalox và Mylanta) và canxi cacbonat (thuốc TUMS).

Thuốc kháng thụ thể histamin H2

Đây là thuốc ngăn dạ dày sản xuất quá nhiều acid. Chúng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày. Những loại thuốc an toàn mà bà bầu có thể sử dụng gồm cimetidine (Tagamet HB) và famotidine (Pepcid).

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) đem lại hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Prilosec). Tuy nhiên phải mất một vài ngày thuốc mới phát huy công dụng. 

Hỗn dịch Anvitra

Một trong những sản phẩm thuốc được nhiều y bác sĩ khuyên dùng là hỗn dịch ANVITRA. Sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thành phần thiên nhiên lành tính như bạch thược, chi thực, mộc hương, bạch truật,  hoài sơn, can khương, trần bì…Trong đó trần bì và chi thực giúp điều hòa cơ thắt dưới thực quản, các thành phần còn lại hỗ trợ cải thiện, tái tạo niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị acid. Sử dụng Anvitra đủ liều sẽ giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày, đau rát thượng vị, ợ hơi.

Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng thường gặp, bệnh có thể tự động biến mất sau khi sinh. Hãy khám thai định kỳ để ngăn chặn các nguy cơ biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. 

>>> Tham khảo thêm về hỗn dịch dạ dày Anvitra tại cafef.vn

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.