Sữa chua, một thực phẩm ngon và bổ dưỡng mà mọi lứa tuổi đều yêu thích. Về lợi ích mà sữa chua đem lại cho cơ thể có lẽ không cần bàn cãi nhưng sử dụng sữa chua sao cho đúng và an toàn thì không phải ai cũng rõ. Trong đó, câu hỏi “có nên ăn sữa chua khi đói?” là vấn đề được không ít người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng sữa chua.
Có nên ăn sữa chua khi đói?
Nếu bạn đã hoặc đang có suy nghĩ ăn sữa chua khi đói là điều bình thường thì lời khuyên của chuyên gia Anvitra là “Không nên!”. Bởi khi đó, nồng độ axit trong dạ dày tiết ra rất cao. Trong khi đó, sữa chua chứa nhiều axit lactic. Khi 2 loại axit này gặp nhau, axit dạ dày sẽ phá hủy axit lactic có trong sữa chua và làm giảm tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Hơn nữa, protein trong sữa chua cũng dễ làm bạn no trước bữa ăn. Điều này sẽ khiến bạn ăn kém hơn trong bữa chính.
Nên ăn sữa chua vào thời gian nào?
Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là ăn khi no. Trên thực tế, khoảng thời gian tốt để ăn sữa chua là 1-2 giờ sau bữa ăn. Lúc đó, sữa chua được xem như một món tráng miệng hiệu quả.
Lý do là bởi dịch vị dạ dày lúc này đã loãng ra và nồng độ axit trong dạ dày cũng phù hợp để axit lactic trong sữa chua hoạt động hiệu quả trong hệ tiêu hóa.
>> Xem thêm: Xóa sổ chướng bụng, đầy hơi nếu bạn biết 9 mẹo này
Những lưu ý để ăn sữa chua đúng cách
Nên dùng sữa chua ăn hay sữa chua uống?
- Sữa chua ăn: hoàn toàn làm bằng sữa bò và phải trải qua một quá trình lên men nghiêm ngặt để ra được thành phẩm.
- Sữa chua uống: có ít giá trị dinh dưỡng hơn. Theo quy định của ngành sữa, protein trong sữa chua uống chỉ chiếm 1gr trong khi lượng protein cần thiết trong 100gr sữa chua phải hơn 2,9gr.
Với những thông tin này có thể thấy sữa chua ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn sữa chua uống và người dùng nên sử dụng sữa chua ăn hơn.
Nên ăn bao nhiêu lượng sữa chua một ngày?
250-500 gram sữa chua là khẩu phần thích hợp để mỗi người nên tiêu thụ mỗi ngày. Lượng sữa chua này cũng là tốt nhất để giúp kiểm soát vi khuẩn đường ruột.
Có nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn?
Đối với những người có dạ dày nhạy cảm, ăn sữa chua lạnh không phải là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, hâm nóng sữa chua có thể làm mất axit lactic – chất dinh dưỡng quý giá nhất của sữa chua. Bên cạnh đó, sữa chua nóng có thể làm mất cảm giác ngon miệng.
Vậy nên tốt nhất là vẫn nên ăn sữa chua để ở ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo cơ thể được hấp thụ đủ dưỡng chất có trong sữa chua và cũng khiến bạn cảm thấy ngon miệng.
Nên ăn sữa chua kết hợp với những thực phẩm nào?
Sữa chua là một thực phẩm rất an toàn với dạ dày nhưng sẽ là không nếu kết hợp với những thực phẩm sau:
- Không ăn sữa chua với xúc xích, thịt nướng, thịt xông khói và tất cả các loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thịt này có chứa axit nitric, một khi axit nitric phản ứng với amine trong sữa chua, nó sẽ tạo ra N-nitrosamine – một chất gây ung thư mạnh.
- Không ăn sữa chua cùng với thuốc kháng sinh. Bởi thành phần hóa học trong thuốc kháng sinh sẽ phá hủy axit lactic trong sữa chua.
Cách chọn sữa chua phù hợp với từng người
- Sữa chua ăn không đường hoặc dưới 15gr đường/ khẩu phần ăn cho người dạ dày khỏe mạnh. Hạn chế loại sữa chua có nhiều chất làm ngọt nhân tạo nào (aspartame) hoặc thêm đường (fructose cao).
- Sữa chua Hy Lạp cho dạ dày nhạy cảm: Sữa chua Hy Lạp sẽ mang đến hương vị chua nhẹ với kết cấu đặc và đậm đà. Loại sữa chua này cung cấp lượng calo tương tự như sữa chua truyền thống. Tuy nhiên, sữa chua Hy Lạp có ít canxi hơn loại truyền thống. Nó cũng có ít natri và ít lactose hơn, nhưng điều này lại giúp dễ tiêu hóa hơn.
- Sữa chua uống cho người hay di chuyển: Được làm bằng cách lên men sữa với ngũ cốc, nấm men và một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa chua uống rất tiện lợi đi mang đi làm, đi picnic hay du lịch.
- Sữa chua đậu nành cho người không dung nạp lactose: Sản phẩm không chứa sữa bò này được làm từ sữa đậu nành lên men và vì vậy, nó không có bất kỳ đường lactose nào mà còn có chất béo bão hòa hoặc cholesterol.
Ai không nên ăn sữa chua?
Dù sữa chua có rất nhiều dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn sữa chua. Dưới đây là 3 đối tượng không nên ăn sữa chua vì nó không tốt cho sức khỏe của họ:
- Những người có vấn đề về đại tiện hoặc bệnh đường ruột
- Trẻ em dưới một tuổi
- Những người bị tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tụy không nên ăn sữa chua ngọt
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Có nên ăn sữa chua khi đói?” và các vấn đề cần lưu tâm khác khi sử dụng sữa chua. Nên nhớ, chỉ ăn sữa chua sau bữa ăn chính để đảm bảo hệ tiêu hóa hấp thu tối đa dưỡng chất có trong sữa chua như bạn mong muốn. Mọi thắc mắc về các vấn đề tiêu hóa, bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới bài viết, chuyên gia Anvitra sẽ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> Xem thêm: Mách bạn 5 cách dùng chuối xanh chữa đau dạ dày siêu hiệu quả