THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » [Bật mí] 7 Cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

[Bật mí] 7 Cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Từ xa xưa, các loại cây thuốc nam đã được ông cha ta sử dụng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng nhờ công dụng theo nguyên lý Y học Cổ truyền cũng như sự lành tính của dược liệu. Và ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các thảo dược này thực sự có tiềm năng trong điều trị bệnh lý tiêu hóa này. Vậy hãy cùng Anvitra tìm hiểu về 7 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng và cách để sử dụng các vị thuốc từ tự nhiên này tại nhà!

Ứng dụng của thuốc thảo dược trong kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày
Cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý rối loạn tiêu hóa đã tồn tại trong nhiều thế kỷ với ước tính hơn 5-10% dân số thế giới mắc phải và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Trước khi các loại thuốc Tây Y được nghiên cứu và sản xuất, nhiều cây thuốc đã được sử dụng để điều trị tình trạng này với ưu điểm là lành tính và ít tác dụng không mong muốn. Và 7 loại cây được sử dụng phổ biến là Can khương (Gừng), Chi tử, Xoài, Cỏ lào, Hương phụ, Mộc hương, Trần bì.

Các bộ phận được dùng của những cây thuốc này thường là lá, vỏ thân, rễ và cách dùng phổ biến là hãm cùng nước sôi thành trà để uống hàng ngày hoặc kết hợp cùng các dược liệu khác trong một bài thuốc. Phương pháp từ thảo dược này giúp người bị viêm loét dạ dày tá tràng giảm được các triệu chứng đau rát, khó chịu tại dạ dày.

Tìm hiểu về 8 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Can khương

Can khương
Can khương

Can khương (Gừng) là một loại cây thân rễ nằm ngang thuộc họ Zingiberaceae. Các thành phần hóa học được tìm thấy trong Gừng bao gồm các alkaloid, steroid, terpenoid, flavonoid. Các hoạt chất này giúp Gừng có đặc tính kháng khuẩn, chống nôn, chống viêm loét và chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương dạ dày và chữa lành vết loét. Nhờ đó, Gừng là cây thuốc được nhiều người bị viêm loét dạ dày sử dụng để làm giảm tình trạng bệnh.

Cách dùng phổ biến của gừng như sau:

  • Rửa sạch một nhánh gừng tươi rồi cắt nhỏ, sau đó đun sôi trong 300ml nước.
  • Để nước gừng sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Lọc bỏ phần bã gừng và thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào nước gừng, khuấy đều.
  • Chia nước trà gừng này thành ba phần và uống ba lần mỗi ngày.

Chi tử

Chi tử
Chi tử

Chi tử là hạt của cây dành dành – một loại cây thân thẳng thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Thành phần hoạt chất được tìm thấy trong Chi tử như gardenoside và genipin được chứng minh khả năng trung hòa axit, chống oxy hóa và tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Do đó, Chi tử là vị dược liệu hữu ích được ứng dụng trong các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Một bài thuốc phổ biến được ông cha ta sử dụng có tên là Hóa can tiễn phối hợp với bài tả kim hoàn gia giảm, bao gồm các dược liệu Chi tử, Bạch thược, Trần bì, Thanh bì, Đan bì, Ngô thù du, Hoàng liên, Trạch tả, Bối mẫu. Bài thuốc này có tác dụng giảm cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị do viêm loét. Người bệnh cần sắc thang thuốc này để uống, ngày uống một thang.

Xoài

Lá xoài non
Lá xoài non

Xoài là một loại cây thân gỗ quen thuộc ở Việt Nam. Nhiều người nghĩ đến xoài là loại cây ăn quả, nhưng có thể bạn sẽ bất ngờ với thông tin này. Bên cạnh lợi ích cho quả, lá, rễ, quả xoài còn là vị thuốc hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày. Điều này là nhờ các thành phần vitamin, carotenoids, polyphenol, sterol, axit amin, flavonoid và terpen có trong lá xoài cho tác dụng bảo vệ dạ dày, chống oxy hóa và kháng khuẩn.

Cách dễ dàng nhất để sử dụng cây thuốc này là pha trà lá xoài non. Dùng 5 – 10 lá xoài non đã rửa sạch, pha cùng 150 – 200ml nước sôi và uống hàng ngày. Phương pháp này sẽ hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày cho bạn.

Cỏ lào

Cỏ lào
Cỏ lào

Cỏ lào là một loại cây bụi thân mềm, thuộc họ Cúc. Cây có lá và lông tạo ra mùi thơm khi được chế biến thành dạng thuốc sắc. Các đánh giá chỉ ra rằng loại cây này có các chất hóa học thực vật như flavonoid, tannin, steroid, terpenoid và glycoside tim, có hoạt tính giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm. Chiết xuất từ ​​lá tươi của cỏ lào đã được sử dụng để điều trị nhiều loại loét khác nhau, hỗ trợ điều trị tổn thương niêm mạc dạ dày.

Tại Việt Nam, một bài thuốc kết hợp giữa cỏ lào và 1 số dược liệu khác đã được ông cha ta sử dụng lâu đời để chữa viêm loét dạ dày. Bài thuốc bao gồm các vị: cỏ lào (20g), dạ cảm (20g), tam thất nam (5g) và lá khôi (30g), đem tất cả sắc lấy nước và uống hàng ngày.

Hương phụ

Hương phụ
Hương phụ

Hương phụ là một loại thảo mộc thuộc họ Cyperaceae. Chiết xuất của cây chứa một số chất chuyển hóa thứ cấp bao gồm tannin, ancaloit, triterpenoid, flavonoid, phenolic, saponin, protein, tinh dầu, tinh bột, carbohydrate và glycosid tim. Nhờ đó, Hương phụ có đặc tính chống viêm, chống loét và bảo vệ dạ dày.

Để sử dụng hương phụ hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, bạn đọc có thể tham khảo món ăn ngon, bổ cho người bị bệnh lý này như sau:

Nguyên liệu:

  • Hương phụ: 15g
  • Trần bì: 20g
  • Thịt gà: 100g
  • Gừng tươi, hành, gia vị

Cách nấu:

  • Đun sôi trần bì và hương phụ với nước, sau đó lọc lấy nước và bỏ bã.
  • Thịt gà rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Cho thịt gà vào nồi, đổ nước dùng từ trần bì và hương phụ vào. Kho thịt gà đến khi nước cạn.
  • Khi thịt gà gần chín, thêm gừng tươi đã đập vụn, hành và các gia vị vào. Đảo đều cho thấm gia vị.
  • Món ăn hoàn thành khi thịt gà chín mềm và thấm gia vị.

Món ăn này thích hợp cho những người bị đau do viêm loét dạ dày – tá tràng, chướng bụng, đầy hơi, đau vùng thượng vị, đau thần kinh liên sườn, và đau tức vùng ngực.

Mộc hương

Mộc hương
Mộc hương

Mộc hương là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Cúc. Thành phần chính của Mộc hương là costunolide và dehydrocostuslactone, đã được nghiên cứu chứng minh đặc tính chống loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó được ứng dụng trong các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày. Bộ phận được dùng làm thuốc của loài cây này là rễ.

Bài thuốc dùng mộc hương để chữa bệnh như sau:

Chuẩn bị các vị dược liệu: Mộc hương 6g, Trần bì 6g, Phục linh 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Kỷ tử 12g, Đại táo 12g, Xuyên khung 10g, A giao 8g, Táo nhân 8g, Ngũ vị tử 6g.

Cách thực hiện:

  • Đặt tất cả các dược liệu vào ấm, thêm nước vừa đủ, đun sôi. Sau khi nước sôi, giảm lửa và tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng một bát nước thuốc.
  • Sau khi đun, lọc bỏ bã và chỉ lấy phần nước để uống.
  • Uống 1 thang mỗi ngày, theo liệu trình từ 5 đến 10 thang.

Trần bì

Trần bì
Trần bì

Trần bì là vị dược liệu được chế biến từ vỏ của quả quýt chín, có vị cay, tính ấm, được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền nhờ các công dụng hữu ích. Trần bì có chứa các thành phần Hesperidin, Beta-sesqui-phellandrene, Cryptoxanthin, Vitamin B1 và C, Elemene, Caroten, Copaneme… Trong đó nổi bật là thành phần Hesperidin có tác dụng tăng cường tháo rỗng dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Nhờ đó, Trần bì là vị thuốc thích hợp để hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày. Dưới đây là cách sử dụng dược liệu trần bì:

Nguyên liệu:

  • Trần bì: 15 – 20g
  • Gạo tẻ: 150g
  • Gia vị: Muối và đường

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 15 – 20g trần bì với nước, sau khi sôi, giảm lửa và tiếp tục đun nhỏ lửa để lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Cho gạo vào nồi cùng với nước trần bì vừa lọc được, đun sôi. Khi sôi, giảm lửa và nấu cho đến khi gạo nở mềm thành cháo.
  • Thêm muối và đường sao cho vừa ăn.

Món cháo này thích hợp cho bệnh nhân bị đau thượng vị, buồn nôn, viêm loét dạ dày – tá tràng và chướng bụng.

Trên đây là 7 Cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng được Anvitra tổng hợp và gửi đến quý bạn đọc với mong muốn giúp bạn đọc ứng dụng được các dược liệu này trong hỗ trợ chữa bệnh lý viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, việc ứng dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng thường phức tạp và tốn thời gian, yêu cầu người dùng phải kiên trì chuẩn bị và sử dụng hàng ngày. Chưa kể đến việc không thể đảm bảo liều lượng chính xác của các hoạt chất vì để chiết được những hoạt chất có tác dụng dược lý là rất khó khăn.

Hiểu được công dụng của các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời để giải quyết được những vấn đề khi dùng thảo dược, bộ đôi hỗn dịch Anvitra đã ra đời. Anvitra có thành phần được chiết xuất từ các dược liệu Chi tử, Trần bì, Mộc hương, Can khương, Bạch thược… với hàm lượng cao tình chất chuẩn hóa, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Anvitra giúp người dùng tiếp cận dễ dàng hơn với những lợi ích của thảo dược, đồng thời bảo toàn nguyên vẹn hiệu quả của thảo dược nhờ công nghệ EECV.

Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về thông tin bài viết trên và sản phẩm hỗn dịch Anvitra, hãy liên hệ tới hotline 1800 234 558 để được đội ngũ chuyên gia Anvitra tư vấn.

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.