Trào ngược axit hơn 2 lần một tuần khiến thực quản của bạn bị viêm/ loét, đó chính xác là căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Không những thế, đó còn là giai đoạn nặng của bệnh trào ngược dạ dày. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách giảm axit trong dạ dày tại nhà vô cùng hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể chúng ta bị trào ngược axit dạ dày là do cơ thắt thực quản dưới (cơ nối giữa thực quản và dạ dày) hoạt động yếu đi. Thông thường cơ thắt này phải luôn đóng chặt lại để ngăn không cho thức ăn hay dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, nó chỉ mở ra khi có thức ăn từ thực quản cần trôi xuống dạ dày. Nhưng khi cơ thắt thực quản dưới hoạt động yếu đi thì có nghĩa là nó đóng – mở thất thường, khiến cho thức ăn và axit dạ dày dễ dàng bị đẩy ngược lên thực quản, thậm chí lên tới cổ họng và miệng. Đó là nguyên nhân khiến không ít người bị trào ngược dạ dày có triệu chứng đau rát cổ họng, đắng miệng.
Mặc khác, cảm giác nóng rát những khi bạn bị trào ngược mà cảm thấy như đau tim cũng là do axit kích thích thực quản.
Do đó, ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tự trang bị cho mình một số cách giảm axit trong dạ dày để bớt đi những phiền toái, mệt mỏi do căn bệnh tiêu hóa mãn tính này gây ra.
8 cách giảm axit trong dạ dày tại nhà hiệu quả
1. Kẹo cao su Mastic
Việc nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn đặc biệt tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản và cũng là một trong những giải pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà. Bởi việc nhai kẹo cao su giúp kích thích tuyến nước bọt tiết ra chất bicarbonate, giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ngược lại, kẹo cao su có đường lại khiến tăng tiết axit dạ dày nên người bệnh cần lưu ý tránh.
Mastic hay chính là cây nhũ hương. Nó có đặc tính kháng khuẩn. Nhai kẹo cao su mastic nhiều trong ngày có thể chữa chứng ợ nóng vì nó có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp, loại vi khuẩn liên quan đến viêm/ loét dạ dày và tăng tiết axit dạ dày.
2. Giấm táo
Giấm táo được sử dụng rộng rãi và được xem là một nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Một trong những lợi ích của nó là khả năng điều trị trào ngược axit dạ dày. Hơn nữa, nó cũng có thể làm giảm tiết axit dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
3. Probiotic (lợi khuẩn)
Probiotic hay chính là những con lợi khuẩn, chúng rất hữu ích cho đường ruột vì có thể cân bằng các axit dạ dày bằng cách loại bỏ các vi khuẩn có hại như Hp (H pylori) – một loại vi khuẩn gây ợ nóng, trào ngược axit dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, probiotic cũng có thể giúp cải thiện tiêu hóa và điều trị chứng khó tiêu do axit dạ dày.
Tại Việt Nam, probiotic chính là các sản phẩm men vi sinh. Do đó, bạn có thể mua và sử dụng men vi sinh để tăng cường đề kháng cho đường ruột, giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, probiotic cũng có trong sữa chua nhưng không đáng kể như men vi sinh.
4. Nước ép nha đam (lô hội)
Cây nha đam hay còn có tên là cây lô hội vốn được biết đến nhiều trong các sản phẩm làm đẹp. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có thể cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm: ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, làm lành vết loét thực quản. Nếu uống nước nha đam thường xuyên, các biểu hiện khó chịu do trào ngược gây ra sẽ được cải thiện đáng kể vì đó là cách giảm axit trong dạ dày rất tốt.
Hãy chọn những lá nha đam tươi và mọng nước để có được nhiều nước ép.
5. Gừng
Theo Đông y, gừng vốn được sử dụng là bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả và khoa học cũng đã công nhận điều này. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm dạ dày, chống nôn, chông viêm, đặc biệt là trung hòa axit dạ dày. Các công dụng này giúp ngăn chứng trào ngược dạ dày và cải thiện những vấn đề về tiêu hóa.
6. Trà Marshmallow
Cây marshmallow vốn được sử dụng truyền thống trong việc điều trị ho và đau họng. Lý do là bởi nó hoạt động như một chất tiết, giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng, cảm lạnh và ho. Ngoài ra nó cũng giúp tan đờm, giảm viêm thanh quản. Khi uống trà marshmallow, bạn hãy nhấp từng ngụm nhỏ và uống từ từ để tinh chất từ trà ngấm dần vào cổ họng.
7. Glutamine
Đây là một loại axit amin. Nó thường được tìm thấy trong trái cây, trứng, đậu hũ cá, thịt bò, thịt gà và một số thực phẩm hàng ngày, công dụng của glutamine là loại bỏ vi khuẩn Hp (H pylori), ngăn ngừa viêm và tổn thương dạ dày. Ngoài ra cũng có một số nguồn thực phẩm khác giúp bổ sung glutamine nhưng người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu sử dụng.
8. Baking soda
Baking soda hỗ trợ một loạt công dụng cho dạ dày của bạn. Đầu tiên, nó có thể làm giảm đau do loét dạ dày thực quản, làm dịu cơn đau và viêm, và điều chỉnh nồng độ axit dạ dày. Tuy nhiên, sử dụng nhiều baking soda có thể gây hại cho trẻ em. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là những cách làm giảm axit trong dạ dày hiệu quả đã được các chuyên gia kiểm chứng trong quá trình tư vấn điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hi vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn về bệnh trào ngược dạ dày, hãy liên hệ ngay với Anvitra để được hỗ trợ!