Dược sĩ Dung Lê 09/06/2020
5/5 - (1 bình chọn)

Chứng ợ nóng thường gặp ở người lớn – đặc biệt là khi mang thai. Nếu bạn là một mẹ bầu và có triệu chứng ợ nóng hơn hai lần một tuần có thể đó là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bài viết dưới đây sẽ mách bạn những mẹo nhỏ để hạn chế tình trạng ợ nóng đối với bà bầu bị trào ngược dạ dày.

Thông thường, trào ngược dạ dày ở bà bầu thường xuất hiện trong 3 tháng đầu. Tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc các triệu chứng trào ngược tăng 36% trong tháng thai kỳ thứ 2 và nhảy lên 51% trong tháng thai kỳ thứ 3. Đó là con số không nhỏ trong hơn 7 triệu người Việt Nam mắc chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản.

Vì sao bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai?

Đó là do hormone Progesterone, một loại hormone tiết ra trong thai kỳ giúp thư giãn cơ trơn trong cơ thể – một loại cơ có ở thành các tạng rỗng (ống tiêu hoá, phế quản, bàng quang, tử cung, mạch máu). Nó giúp tử cung của bà bầu mở rộng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển, nhưng cũng làm suy yếu chức năng của cơ thắt thực quản dưới – một “cánh cổng” nối giữa dạ dày và ống thực quản. “Cánh cổng” này mở ra khi thức ăn trôi từ thực quản xuống dạ dày và đóng lại ngay sau đó để ngăn thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Nhưng khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu thì có nghĩa là nó đóng mở bất thường, khiến axit dạ dày và thức ăn trong dạ dày dễ dàng bị trào ngược lên thực quản. Đó chính là lý do khiến mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản.

bà bầu bị trào ngược dạ dày

Việc tăng áp lực lên dạ dày bên ngoài tử cung đang phát triển khiến cho các triệu chứng ợ nóng của trào ngược bị nặng thêm, với biểu hiện điển hình như:

  • Đau rát vùng ngực, đặc biệt là sau khi ăn
  • Có vị chua, đáng trong miệng
  • Đau họng hoặc ho

Thật may là vẫn có một số biện pháp an toàn giúp những phụ nữ bị trào ngược dạ dày khi mang thai có thể đối phó với chứng ợ nóng đang diễn ra.

Cách trị ợ nóng cho bà bầu bị trào ngược dạ dày

Thay đổi lối lống

Nếu bạn bị trào ngược dạ dày khi mang thai, hãy xem xét đến chế độ ăn uống và điều chỉnh lại giấc ngủ để làm giảm hoặc ngăn ngừa chứng ợ nóng:

  • Tránh thuốc lá và rượu bia: Đây là 2 nguyên nhân đầu tiên làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược, không chỉ riêng bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản mà tất cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên tránh tiếp xúc với khói thuốc (kể cả là thuốc là tự nhiên hay thuốc lá điện tử) và rượu bia.
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Không nên ăn quá no trong mỗi bữa mà chỉ nên ăn vừa đủ và chia thành nhiều lần ăn trong ngày để làm giảm các triệu chứng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh cúi xuống hoặc nằm xuống ngay sau bữa ăn để giảm tình trạng axit trào ngược.
  • Nâng cao đầu giường khi ngủ: Hãy kê 2-3 chiếc gối thay vì ngủ với 1 cái gối. Độ nghiêng cần thiết này sẽ giúp ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Không ăn các món chua hay cà chua: Nếu như bạn thích ăn các món sốt vị chua hay món làm từ cà chua thì cũng nên hạn chế lại, hãy tránh ăn những thực phẩm đó cho đến khi sinh bé ra.

bà bầu bị trào ngược dạ dày

Sử dụng thuốc

Chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày sẽ ít nghiêm trọng hơn khi có ít axit trong dạ dày. Điều này có nghĩa rằng bạn chỉ cần một lượng axit nhất định để tiêu hóa thức ăn. Trong Tây y có 3 loại thuốc có thể giúp cân bằng axit dạ dày, bao gồm:

Thuốc kháng axit: như nhôm, magie hydroxit và canxi cacbonat giúp trung hòa axit trong dạ dày. Canxi cacbonat có thêm lợi ích là bổ sung canxi trong thai kỳ.

Thuốc kháng thụ thể H2 histamine: giúp làm giảm H2 – tác nhân kích thích các tế bào trong dạ dày sản xuất axit. Từ đó, axit dạ dày ít được sản xuất ra. Ví dụ như một số biệt dược: ranitidine (Zantac), cimetidine (Tagamet HB) và famotidine (Pepcid). Hầu hết các thuốc này đều bầy bán ở các quầy thuốc.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): giúp ngăn chặn một loại enzyme trong các tế bào dạ dày, enzyme này là cần thiết để sản xuất axit. Một số ví dụ về thuốc PPI bao gồm: lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Prilosec).

bà bầu bị trào ngược dạ dày

Lưu ý: vì axit dạ dày là chất cần có để hấp thu sắt, trong khi đó thuốc chẹn H2 và PPI có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc giúp bổ sung sắt. Các bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...