THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » 5 nguyên nhân gây đau bụng vào sáng sớm và cách xử lý

5 nguyên nhân gây đau bụng vào sáng sớm và cách xử lý

Đau bụng có thể là cơn đau ở bất kỳ vị trí nào từ dưới xương sườn đến xương chậu. Giống như hầu hết các loại đau bụng khác, đau bụng vào sáng sớm thường sẽ tự thuyên giảm mà không cần bất kỳ loại điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đó là nguyên nhân bệnh lý và cần được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguy cơ tiềm ẩn gây đau bụng vào sáng sớm, cách phòng ngừa, điều trị và khi nào nên đến gặp bác sĩ.

Các mức độ đau bụng vào sáng sớm

dau-bung-vao-sang-som-01

Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng vào sáng sớm không nghiêm trọng mà sẽ khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần điều trị.

Đau bụng sẽ gây ra các mức độ theo cảm nhận của người bị như sau:

  • Đau gặm nhấm
  • Đau kiểu chuột rút
  • Đau quặn
  • Đau nhức
  • Đau rát như lửa đốt
  • V.v….

5 nguyên nhân gây đau bụng vào sáng sớm bạn cần chú ý

1. Khó tiêu

Chứng khó tiêu có thể gây đau bụng vào bất kì thời điểm nào trong ngày, kể cả buổi sáng. Ngoài đau bụng, chứng khó tiêu có thể gây ra các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Ợ hơi
  • Sôi bụng
  • Nôn ói
  • Cảm thấy nhanh no bụng khi ăn

dau-bung-vao-sang-som-02

Chứng khó tiêu có thể xảy ra do các yếu tố lối sống, vấn đề sức khỏe hoặc do thuốc, bao gồm một số yếu tố cụ thể như: hút thuốc, uống nhiều rượu bia, uống đồ nhiều caffein, ăn quá nhanh, căng thẳng, ăn đồ nhiều dầu mỡ hoặc chất béo.

Các vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe do chứng khó tiêu gây nên: viêm loét dạ dày, sỏi mật, viêm tụy, trào ngược dạ dày.

Một số loại thuốc cũng có thể gây đau bụng khó tiêu bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là là một bệnh rối loạn tiêu hóa mãn tính, gây đau và khó chịu ở đại tràng với các triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, mót rặn, có máu trong phân,… Trong đó, đau bụng vào sáng sớm là một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần nhưng không xảy ra bất kì tổn thương nào cho hệ tiêu hóa của người bệnh.

3. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh xảy ra tại đại tràng và có các triệu chứng tương tự như hội chứng ruột kích thích.

Điểm khác biệt so với hội chứng ruột kích thích ở chỗ là bệnh viêm đại tràng có xảy ra viêm loét trên đại tràng, nếu để lâu và không chữa trị đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng.

4. Táo bón

Một người được coi là bị táo bón nếu họ đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. Táo bón có thể gây đau bụng vào buổi sáng, cùng với các triệu chứng khác như: khó đi hết phân, phân khô và vón cục.

5. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một bệnh tiêu hóa, có xảy ra viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của bệnh này có thể là do sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc do nhiễm khuẩn HP.

Triệu chứng viêm loét dạ dày thường là: đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, đi ngoài phân đen, chán ăn, sụt cân, đau bụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày hoặc đau khiến người bệnh thức giấc khi đang ngủ.

>> Xem thêm: Top 5 cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng tốt nhất

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

dau-bung-vao-sang-som-04

Trong phần lớn các trường hợp, cơn đau bụng vào buổi sáng không có gì đáng lo ngại và thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng đến mấy ngủ liên tục nhiều ngày liền, hãy đi khám tiêu hóa để được bác sĩ kết luận chính xác tình trạng sức khỏe của mình.

Hãy đi thăm khám nếu bị đau bụng vào buổi sáng và gặp các các vấn đề sau:

  • Đang điều trị ung thư
  • Đau ở ngực, cổ hoặc vai
  • Không thể đi đại tiện và nôn mửa
  • Có máu trong phân
  • Nôn ra máu
  • Đau quặn bụng
  • Khó thở
  • Đau giữa hai bả vai và cảm thấy buồn nôn
  • Bụng nổi cục cứng khi chạm vào
  • Đang mang thai hoặc có thể mang thai
  • Đã bị chấn thương bụng gần đây do chấn thương

Cách để phòng ngừa đau bụng vào buổi sáng

Bạn có thể giảm nguy cơ đau bụng nếu duy trì được lối sống khỏe mạnh, bao gồm:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Tập thể dục
  • Hạn chế thức ăn có thể gây đầy hơi
  • Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn
  • Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Ăn uống cân bằng giữa các bữa ăn

Hi vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích xoay để phán đoán được tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh. Nếu cần tư vấn thêm các vấn đề xoay quanh bệnh lý tiêu hóa, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn.

>> Xem thêm: Thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn thì đạt hiệu quả tốt nhất?

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.