Dược sĩ Dung Lê 19/04/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý dạ dày, đại tràng đều là những bệnh mãn tính, dai dẳng, khó chữa dứt điểm. Việc dùng thuốc Tây lâu dài dễ dẫn đến những tác dụng phụ gây mệt mỏi cho người bệnh. Do đó, rất cần đến những phương thuốc tự nhiên như thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng để vẫn an toàn ngay cả khi dùng lâu dài. 

Dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng có hiệu quả không?

Thuốc nam là những loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên. Lâu nay chúng vẫn được dân ta ưa chuộng bởi sự lành tính, hiếm khi gây ra tác dụng phụ, mà lại có một số dược tính tốt như: chống viêm, kháng khuẩn, bao tráng niêm mạc đường tiêu hóa,… 

Do đó, việc nắm rõ ưu và nhược điểm của thuốc nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng hiệu quả không:

Ưu điểm của thuốc nam:

  • Dễ kiếm: Các loại cây thuốc nam chữa dạ dày đại tràng vô cùng quen thuộc, một số loại có thể dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà.
  • Ít tác dụng phụ: Nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất lành tính, không giống thuốc tân dược vì có nguồn gốc từ tổng hợp hóa học.
  • Ngừa nguy cơ tái phát: Khả năng giải quyết triệu chứng bệnh dạ dày, đại tràng và làm lành vết viêm loét niêm mạc dạ dày, đại tràng. Từ đó phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh.
  • Cách thực hiện đơn giản
  • Không tốn nhiều chi phí như thuốc Tây

Nhược điểm của thuốc nam:

  • Tác dụng chậm: phải mất một thời gian dài người bệnh mới thấy được hiệu quả
  • Khả năng cải thiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa, mức độ bệnh, mỗi bài thuốc chỉ đáp ứng với một hoặc vài nguyên nhân trong khi có nhiều nguyên nhân gây bệnh.
  • Nhiều bài thuốc vẫn chưa được khoa học hiện đại chứng minh hiệu quả.

Như vậy, dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng có đem lại hiệu quả với người bệnh nhưng hiệu quả nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Việc nắm rõ ưu và nhược điểm của thuốc nam sẽ giúp bạn chọn được cách điều trị phù hợp
Việc nắm rõ ưu và nhược điểm của thuốc nam sẽ giúp bạn chọn được cách điều trị phù hợp

>> Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng trái bên dưới và đau lưng: đừng chủ quan!

5 cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng hiệu quả được nhiều người sử dụng

Gừng – Chống viêm, giảm buồn nôn và nôn ói

Gừng vốn được coi là phương thuốc giúp cải thiện tiêu hóa cực hiệu quả, được áp dụng trong Đông y và cả Tây y. Trong các bài thuốc Nam, gừng cũng được sử dụng rất nhiều như một chất chống viêm, giúp hệ tiêu hóa giảm bớt sự khó chịu. 

Các tác dụng có thể kể đến của gừng:

  • Giảm đầy bụng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa
  • Giảm axit dạ dày dư thừa, hạn chế trào ngược dạ dày thực quản
  • Giảm viêm thực quản do axit trào ngược
  • Giảm buồn nôn hiệu quả, nhất là với những người bị thai nghén, hóa trị, say xe

Các bài thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng từ gừng:

  • Nước gừng ấm
  • Nhai và ngậm gừng tươi
  • Trà gừng mật ong
  • Siro gừng ngâm mật ong

Hoa cúc la mã – Chống co thắt, kháng viêm, trị đầy hơi

Hoa cúc la mã vốn có nguồn gốc từ châu Âu và các vùng ôn đới Bắc Á nhưng hiện nay đã được trồng khá phổ biến ở các nước châu Á. Loài hoa này vốn được biết tới với công dụng làm đẹp da và trị mất ngủ, nhưng ngoài ra nó còn rất hữu hiệu đối với bệnh đường tiêu hóa.

Hiệu quá có thể kể đến của cúc la mã trong chữa bệnh dạ dày, đại tràng như sau:

  • Giảm co thắt, giảm đau quặn bụng
  • Trị đầy hơi
  • Kháng viêm
  • Giảm buồn nôn 

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày, đại tràng bằng cách pha trà cúc la mã: 

Đun sôi nước và pha trà với tỉ lệ 3-5gr trà/ 200ml nước sôi. Có thể pha trà nóng hoặc trà lạnh tùy theo sở thích của bạn:

  • Trà nóng: thả vài bông hoa cúc vào bình, tráng bình và hoa bằng nước sôi trong 30s rồi đổ bỏ nước đi. Sau đó, đổ thêm lượt nước sôi mới, hãm trà khoảng 5 phút là sẽ có vị trà hoa cúc thơm ngon. Mỗi lần trà có thể thay 2-3 lần nước, vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của trà.
  • Trà lạnh: Thực hiện các bước pha trà tương tự như pha trà nóng. Rồi bỏ xác trà, chỉ lấy phần nước và cho thêm vài viên đá. Nếu muốn ngọt hơn, bạn có thể cho thêm ít đường hoặc một chút siro.

>> Xem thêm: Nóng bụng nên uống gì? 5 đồ uống giúp giảm nhanh sự khó chịu

Lá bạc hà – điều trị hiệu quả bệnh đại tràng

Sử dụng lá bạc hà để điều trị bệnh đại tràng là một biện pháp rất phổ biến. Vị thuốc nam này đã được GS.TS Đỗ Tất Lợi viết trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và cũng được các nhà khoa học trên thế giới ghi nhận hiệu quả mà nó đem lại cho người bệnh đại tràng.

Tổng hợp từ những nghiên cứu trên thế giới, có thể kể đến các tác dụng nổi trội của lá bạc hà như sau:

  • Giảm co thắt cơ đại tràng, tăng cường lưu thông dịch mật: giúp giảm chứng đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu
  • Giảm đau, giãn cơ trơn: hạn chế tình trạng đi ngoài nhiều lần hoặc tình trạng tiêu chảy, táo bón 
  • Kháng khuẩn, kháng nấm và virus: ngăn ngừa viêm đại tràng cấp và mãn tính, hỗ trợ chữa lành viêm loét niêm mạc đại tràng
  • Tăng sức đề kháng đường ruột: tăng khả năng bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh.

Cách dùng lá bạc hà cho người bệnh đại tràng: 

Dùng 10g lá bạc hà rửa sạch, vò nát và hãm với 500ml nước sôi. Sau đó lấy làm nước uống nhiều lần trong ngày.

Cam thảo – Giảm khó tiêu, ngừa viêm loét dạ dày

Không nên dùng cam thảo quá 14 ngày vì dễ gây nên một số tác dụng phụ như phù nề, sưng mặt
Không nên dùng cam thảo quá 14 ngày vì dễ gây nên một số tác dụng phụ như phù nề, sưng mặt

Trong Đông y, cam thảo là phương thuốc có tác dụng tiêu đờm, giảm đau, giảm ho rất hiệu quả. Còn trong các bài thuốc nam từ xa xưa, ông cha ta vẫn thường sử dụng cam thảo là vị thuốc không thể thiếu để điều trị viêm loét dạ dày.

Trong y học hiện đại, cam thảo cũng được các nghiên cứu chứng minh giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm kích thước và số lượng các vết loét ở niêm mạc dạ dày.

Cách dùng: 

Dùng 3-5g cam thảo dạng bột hoặc cao lỏng để chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Mỗi lần uống trước bữa ăn 20-30 phút. 

Thời gian uống cam thảo: nên duy trì liên tục trong vòng 7-14 ngày để cảm nhận rõ hiệu quả. Tuy nhiên cũng không nên dùng quá 14 ngày vì dễ gây nên một số tác dụng phụ như phù nề, sưng mặt.

Đu đủ – Giảm đầy hơi, khó tiêu

Đu đủ được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian trị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. 

Theo nghiên cứu ngày nay, trong đu đủ có chứa hàm lượng lớn chất xơ, xenlulo và folate, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm thiểu tình trạng táo bón xảy ra.

Ngoài ra, các loại vitamin A, C, E, K… và hoạt chất chymopapain trong đu đủ cũng giúp giảm viêm, giảm đau, hỗ trợ làm lành viêm loét dạ dày.

Cách dùng:

Ngoài việc ăn đu đủ chín như thông thường, bạn còn có thể sử dụng lá đu đủ hoặc hoa đu đủ làm bài thuốc nam chữa dạ dày. Bởi các bộ phận này của cây đu đủ cũng có hoạt chất tương tự như quả đu đủ.

  • Lá đu đủ: rửa sạch, cắt nhỏ và nấu lấy nước uống
  • Hoa đu đủ: 30gr hoa đu đủ tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng và để ráo. Hãm hoa đu đủ với 300-400ml nước sôi, chờ khoảng 20p là uống được. Bạn có thể bỏ chút đường phèn vào trà hoa đu đủ để nước có vị ngọt thanh.

Thực tế, ngoài 5 bài thuốc kể trên còn có rất nhiều cây thuốc nam khác chữa dạ dày, đại tràng. Tuy nhiên, dùng thuốc chỉ có tác dụng một phần, điều quan trọng khác để khắc phục bệnh đường tiêu hóa chính là chế độ ăn uống khoa học của người bệnh. Bạn nên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng FODMAPs thấp để giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

>> Xem thêm: Những loại trái cây tốt cho người đau dạ dày: 6 quả không thể bỏ qua

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...