Dược sĩ Dung Lê 16/04/2020
5/5 - (1 bình chọn)

Đau bao tử nặng là tình trạng bao tử bị tổn thương lâu ngày, đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị nhưng vẫn chưa khỏi. Các triệu chứng đau bao tử nặng khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống hàng ngày

1. Khi nào triệu chứng đau bao tử nặng xuất hiện? – Yếu tố thúc đẩy bệnh

Các yếu tố thúc đẩy triệu chứng đau bao tử nặng hơn

Các yếu tố thúc đẩy triệu chứng đau bao tử nặng hơn

Khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị hoặc lựa chọn phác đồ thuốc chưa đúng.

Đa số người bệnh lựa chọn sử dụng các loại thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng. Thời gian sử dụng thuốc cũng theo cảm giác của bản thân chứ không kiểm soát bệnh theo quy trình khoa học. Hậu quả là đau bao tử cứ giảm rồi lại xuất hiện lại, lần sau nặng hơn lần trước.

Khi bệnh đau bao tử không được điều trị trong thời gian dài

Vì tính chất đau bao tử là đau theo chu kỳ, theo nhịp nên có rất nhiều người có thói quen “nhịn” cho qua cơn đau mà không điều trị. Thói quen này kéo dài khiến các vết tổn thương trong bao tử bị bào mòn và nặng hơn.

Khi sử dụng bia rượu qua mức hay bị sang chấn tâm lý đột ngột (Sốc)

Bia rượu và  sốc là những yếu tố làm tăng cường nồng độ acid dịch vị và tạo tác động bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc bao tử. Mặt khác, thành phần ethanol có trong bia, rượu khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyd trực tiếp tạo tổn thương trên bề mặt niêm mạc bao tử

Nhóm tác nhân này có thể gây ra các đợt viêm bao tử cấp với triệu chứng đau dữ dội hoặc biến chứng chảy máu bao tử. Khi găp tình trạng này, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để có biện pháp điều trị kịp thời, không tự ý xử lý để tránh hậu quả nguy hiểm

2. Triệu chứng đau bao tử nặng khác gì so với đau bao tử bình thường?

Triệu chứng đau bao tử nặng xuất hiện cho thấy tình trạng bệnh của bạn đang tiến triển theo hướng xấu đi và bạn cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng để phòng các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng đau bao tử nặng và đau bao tử thường có gì khác nhau

So sánh để nhận ra những khác biệt khi bệnh tiến triển nặng hơn:

  • Đau: Các cơn đau xuất hiện dày đặc hơn trước. Khi mới bị đau bao tử, các cơn đau của bạn xuất hiện theo năm hay theo tháng nhưng hiện giờ cơn đau xuất hiện mỗi ngày, nhiều lần trong ngày thậm chí tệ hơn là đau cả ngày. Cảm giác đau cũng khó chịu hơn rất nhiều so với trước đây.
  • Nôn/ buồn nôn: Khi đau bao tử trở nên nặng hơn bạn sẽ không chỉ bị buồn nôn vào buổi sáng khi thức dậy mà triệu chứng này xuất hiện mỗi bữa ăn. Bạn cảm thấy mình đang rất đói nhưng lại không muốn ăn gì? Hãy điều trị ngay để bảo vệ bao tử của bạn.
  • Ợ: Không chỉ bị ợ hơi như lúc mới mắc bệnh, triệu chứng đau bao tử nặng xuất hiện khi bạn gặp tình trạng ợ chua, nóng rát hay thậm chí là tình trạng ợ đắng do dịch mật từ tá tràng trào ngược qua bao tử thực quản lên miệng
  • Đầy chướng bụng: Đầy chướng bụng xảy ra chủ yếu do 2 nguyên nhân là tăng trương lực cơ dạ dày và do hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa. Thông thường, cảm giác này sẽ được giảm nhẹ khi bạn ợ hơi. Tuy nhiên, khi đau bao tử tiến triển nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác hơi mắc ở vùng ngực mà không thể thoát ra được.
3. Nguyên tắc “vàng” giúp kiểm soát cơn đau bao tử

Có rất nhiều cách để kiểm soát cơn đau bao tử nhưng tất cả đều tuân thủ theo 2 nguyên tắc dưới đây:

Giảm yếu tố tấn công:
  • Kiểm soát lượng acid tự do trong bao tử
  • Loại bỏ các yếu tố bất lợi với bao tử: Rượu, bia, thuốc lá, căng thẳng….
Tăng cường yếu tố bảo vệ:
  • Tạo liên kết kép bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thúc đẩy tuần hoàn dưới niêm mạc để tổn thương nhanh lành
  • Kích thích tăng tiết Bicarbonat để ngăn cản sự tấn công của acid dịch vị

2 nguyên tắc này được ứng dụng rộng rãi vào các sản phẩm dược phẩm khác nhau và đều đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ cho cơ thể, người dùng nên lựa chọn phương pháp an toàn nhất!


Sản phẩm đề xuất

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: HỖN DỊCH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ANVITRA

Hỗn dịch trào ngược dạ dày Anvitra

Thành phần: Trong 20 ml hỗn dịch an vị anvitra có chứa cao khô dược liệu:

Chi tử:…… ………………2000mg
Mộc hương: …………….1000mg
Hậu phác: …. ……. ……2000mg
Bạch thược:………………2000mg
Mạch môn:………………1000mg
Bạch truật:……………..1000mg
Bạch linh: ………………..1000mg
Hoài sơn:………………..1000mg
Can khương:……………1000mg

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...