THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » [ThaythuocVietNam] Tìm hiểu về Trào ngược dạ dày thực quản kháng trị: Định nghĩa, Nguyên nhân và Liệu pháp điều trị

[ThaythuocVietNam] Tìm hiểu về Trào ngược dạ dày thực quản kháng trị: Định nghĩa, Nguyên nhân và Liệu pháp điều trị

Hiện nay, trào ngược dạ dày thực quản kháng trị là một vấn đề đầy thách thức trong việc chẩn đoán, điều trị và quản lý chi phí điều trị cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy tình trạng này là gì? Nguyên nhân là do đâu và có hướng điều trị nào cho những trường hợp người bệnh không hoặc chỉ đáp ứng một phần với thuốc ức chế bơm proton? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về trào ngược dạ dày thực quản kháng trị!

Trào ngược dạ dày thực quản kháng trị là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý rối loạn tiêu hóa phổ biến, liên quan đến sự trào ngược các chất trong dạ dày vào thực quản. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một biện pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí để điều trị GERD.

Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, liệu pháp PPI và thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát các triệu chứng. Và trào ngược dạ dày thực quản kháng trị được định nghĩa là đáp ứng triệu chứng không đầy đủ sau ít nhất 8 tuần điều trị bằng PPI hai lần mỗi ngày [1].

Tình trạng này đáng được quan tâm khi một đánh giá cho thấy có đến khoảng 1/3 số bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là những người kháng thuốc hoặc chỉ đáp ứng một phần với thuốc ức chế bơm proton (PPI). Do có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này nên khi nghi ngờ GERD kháng trị, cần đi sâu vào chẩn đoán phân biệt các triệu chứng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày kháng trị là:

  • Tính kém tuân thủ điều trị, người bệnh không sử dụng đúng và đủ liều, hoặc thời gian sử dụng và thời điểm dùng thuốc ức chế bơm proton chưa tối ưu [1].
  • Rối loạn chức năng: Chứng ợ nóng chức năng hoặc tăng nhạy cảm thực quản [2].
  • Tình trạng trào ngược acid gia tăng về đêm.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng GERD kháng trị như:

  • Chuyển hóa PPI nhanh chóng do men gan cytochrome P450 2C19 (CYP2C19).
  • Túi axit: Hình thành do sự tích tụ axit dạ dày mạnh sau bữa ăn và túi axit không trộn lẫn với thức ăn. Nó có thể di chuyển vào thực quản ngay sau khi ăn, gây ra các triệu chứng trào ngược tiềm ẩn.
  • Chẩn đoán thay thế không liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Có một số tình trạng không liên quan đến GERD cần được xem xét đối với bệnh nhân kháng PPI, bao gồm hội chứng Zollinger-Ellison, tình trạng da tự miễn dịch và viêm thực quản do thuốc gây ra. Những tình trạng này có thể dẫn đến chứng ợ nóng và/hoặc trào ngược đáng kể nhưng bản chất thì người bệnh không mắc GERD.

Liệu pháp điều trị cho tình trạng đáp ứng thuốc ức chế bơm proton một phần

Liệu pháp điều trị và hỗ trợ cho người bệnh GERD Kháng trị
Liệu pháp điều trị và hỗ trợ cho người bệnh GERD Kháng trị

Sử dụng thuốc:

  • Phối hợp Thuốc kháng histamin H2 với PPI cho những bệnh nhân trào ngược axit gia tăng về đêm có đáp ứng với PPI để giảm các triệu chứng này. [1]
  • Sử dụng PPI độc lập với CYP2C19, không được chuyển hóa hoàn toàn bởi CYP2C19 (ví dụ rabeprazole hoặc esomeprazole). Vì PPI được chuyển hóa đáng kể nhờ men gan cytochrome P450 2C19 (CYP2C19), và nghiên cứu chỉ ra rằng người chuyển hóa kém có tỉ lệ đáp ứng PPI hiệu quả hơn so với người chuyển hóa nhiều hoặc trung bình. [1]
  • Sử dụng thuốc kháng axit Alginate để kiểm soát chứng ợ nóng và trào ngược sau bữa ăn. [1]
  • Sử dụng thuốc điều hòa thần kinh: Đối với những bệnh nhân quá mẫn cảm do trào ngược hoặc ợ chua chức năng, các loại thuốc nhằm làm giảm quá trình xử lý cơn đau của hệ thần kinh trung ương có thể giúp làm giảm độ nhạy cảm của thực quản. [1]

Đối với biện pháp sử dụng thuốc, một vấn đề quan trọng bên cạnh việc lựa chọn được phác đồ thích hợp là tuân thủ điều trị, sử dụng đúng, đủ liều và vào thời điểm tối ưu.

Phẫu thuật:

  • Phẫu thuật nội soi không rạch qua đường miệng. [1]
  • Phẫu thuật tăng cường cơ vòng từ tính. [1]

Liệu pháp hỗ trợ từ thảo dược cho người bị trào ngược dạ dày thực quản kháng trị

Bên cạnh liệu pháp điều trị y tế, người bệnh còn có thể phối hợp cùng các biện pháp hỗ trợ từ thảo dược. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các bài thuốc theo Y học cổ truyền để giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khi chúng có tác dụng giúp kiểm soát tình trạng trào ngược và đặc biệt là ưu điểm an toàn, lành tính.

Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được cơ chế tiềm năng của công thức từ vị thuốc thảo dược trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cho ra bằng chứng lâm sàng. Ở Trung Quốc, công thức thảo dược kết hợp đã được nghiên cứu rộng rãi như một phương pháp điều trị y tế bổ sung và thay thế với ít tác dụng phụ hơn, đảm bảo có tác dụng chữa bệnh nhất định. Cụ thể là nghiên cứu tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về bài thuốc Sini Zuojin Decoction với thảo dược trong bài thuốc bao gồm Chỉ thực, Bạch thược… [3]

Bài thuốc Sini Zuojin Decoction từ thảo dược
Bài thuốc Sini Zuojin Decoction từ thảo dược

Nghiên cứu chỉ ra rằng sự kết hợp của thảo dược với Tây y trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản có hiệu quả cao hơn Tây y đơn thuần. Ngoài ra, việc sử dụng thảo dược đơn thuần cũng giúp làm giảm đáng kể sự xuất hiện 4 biểu hiện lâm sàng cơ bản của GERD bao gồm Ợ nóng, đau ngực dưới xương ức, trào ngược axit và trào ngược thức ăn. Kết luận cho thấy tác dụng của một số thuốc thảo dược có thể là một hướng bổ sung cho bệnh GERD tái phát mà PPI khó kiểm soát [3] . Đây cũng là một xu hướng được nhiều chuyên gia, bác sĩ quan tâm hiện nay để ứng dụng cho người bệnh.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ được khái quát về Trào ngược dạ dày thực quản kháng trị cũng như biện pháp cho tình trạng này.

Tài liệu tham khảo:

[1] Rishi D. Naik, MD, MSCI, Matthew H. Meyers, MD, and Michael F. Vaezi, PhD, MD, MS, Treatment of Refractory Gastroesophageal Reflux Disease, 2020

[2] Takahisa Yamasaki, MD, PhD, Jessica O’Neil, and Ronnie Fass, MD, Update on Functional Heartburn, 2017

[3] Shaowei Li, Mengfen Huang, Guojing Wu, Weihan Huang, Zhanhui Huang, Xiaoqian Yang, Jinming Ou, Qipeng Wei, Chengli Liu, Shaoyuan Yu,  Efficacy of Chinese Herbal Formula Sini Zuojin Decoction in Treating Gastroesophageal Reflux Disease: Clinical Evidence and Potential Mechanisms, 2020

Nguồn: https://thaythuocvietnam.vn/ – Website chính thức của Hội nội khoa Việt Nam

Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản: TPBVSK Hỗn dịch Trào ngược dạ dày Anvitra

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.