Hầu hết những người bị bệnh dạ dày thường được bác sĩ khuyến cáo nên uống thuốc trước khi ăn, khi bụng đói hoặc không dùng thuốc dạ dày cùng với một số loại thực phẩm nhất định. Vậy cơ sở nào để đưa ra những khuyến cáo này? Thực tế, thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn thì tốt nhất?
Thức ăn gây ra những thay đổi trong cơ thể
Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rằng thắc ăn khi nạp vào cơ thể có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể chúng ta. Những thay đổi này bao gồm: tăng lưu lượng máu đến ruột, tăng dịch mật, giảm độ axit trong dạ dày và tăng nhu động ruột. Chúng sẽ quyết định đến sự hấp thụ thuốc của ruột non.
Do đó, thức ăn khi ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của thuốc và phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
Vậy thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn để có hiệu quả tốt nhất?
Đa số thuốc dạ dày cần được uống trước ăn 30 phút – 1 tiếng. Đó là thời điểm dạ dày trống rỗng nhất và thuốc được hấp thụ vào ruột non nhanh chóng, đầy đủ nhất, bao gồm một số nhóm thuốc sau:
- Nhóm Clarithromycin: thuốc nhiễm khuẩn liên quan đến dạ dày
- Nhóm AmoxicillinL: thuốc kháng sinh điều trị bệnh đau dạ dày
- Nhóm Erythromycin: thuốc kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột
- Hỗn dịch Anvitra: giảm triệu chứng buồn nôn, ợ chua, nóng rát, đầy bụng và bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản, chống viêm loét.
Lý do là bởi thức ăn có thể hoạt động như một rào cản vật lý đối với bề mặt của thành ruột và ngăn không cho các loại thuốc dạ dày kể trên được hấp thụ vào máu. Các thành phần cụ thể của thực phẩm, chẳng hạn như canxi hoặc sắt cũng có thể phá vỡ liên kết hóa học của một số loại thuốc. Điều này có thể làm giảm sự hấp thụ vào máu và dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.
Tuy nhiên, đối với một số nhóm thuốc dạ dày lại cần được uống sau ăn để giảm gánh nặng cho dạ dày, ngăn ngừa tác dụng phụ, kích ứng và loét dạ dày, ví dụ như:
- Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P): thuốc giảm tiết axit dạ dày
- Nhóm Cylizie: giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, đau bụng, chóng mặt
- Nhóm kháng Histamin H1: điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày
- Thuốc Misoprostol: giảm axit dạ dày
- Nhóm giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin…
Nếu uống thuốc dạ dày sau ăn một vài giờ thì có hiệu quả không?
Nhiều người cho rằng, nếu thuốc dạ dày cần phải uống khi đói thì chỉ cần uống sau ăn 1-2 tiếng là được. Thế nhưng đây lại là nhận định sai lầm.
Bởi thường mất 4-5 giờ để dạ dày trống rỗng sau khi ăn no (thời gian này còn thay đổi tùy thuộc vào lượng và loại thực phẩm bạn đã ăn). Nên nếu uống vào khoảng 1-2 tiếng sau ăn thì dạ dày vẫn chưa kịp làm rỗng, còn nếu đợi đến 4-5 tiếng sau thì đã đến thời điểm để uống liều thuốc tiếp theo. Mà lưu ý đặc biệt là người bệnh không nên uống liền 2 liều cùng lúc, sẽ làm cơ thể bị hấp thụ quá liều, dễ gây tác dụng ngược.
Do vậy, cách tốt nhất là uống thuốc dạ dày vào buổi sáng, sau khi bạn đã nhịn ăn qua đêm. Sau khi uống thuốc, hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước lọc để cơ thể có thời gian hấp thụ thuốc.
Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi: “thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn thì đạt hiệu quả tốt nhất?”. Hi vọng sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý dạ dày. Tốt hơn hết, trước khi khi sử dụng bất kỳ sản phẩm điều trị bệnh nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ chuyên môn để được tư vấn liều dùng chính xác, tránh tác dụng phụ không mong muốn.