Lá tía tô được sử dụng trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh, cũng như trong các món ăn châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng để trang trí và giải độc trong trường hợp ngộ độc thực phẩm. Chất chiết xuất từ lá tía tô cho thấy đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, biếng ăn và ngăn ngừa khối u. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu chứng minh khả năng chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô. Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Thông tin khoa học của lá tía tô
Lá tía tô là một loại thảo mộc mọc hàng năm ở vùng Đông Á, đặc biệt là những vùng rừng ẩm ướt. Tại Việt Nam, lá tía tô là một loại rau thơm được trồng và sử dụng phổ biến.
Hình dáng: Cây tía tô có màu tím đậm, thân vuông và lá màu tím đỏ. Lá hình trứng, có lông và nhỏ hơn, mép có lông hoặc xoăn. Hoa tía tô hình ống nhỏ, được sinh ra trên các gai mọc dài ở nách lá trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10.
Tác dụng trong Đông y
Trong các bài thuốc Đông y, lá tía tô là loại thảo dược được sử dụng rất rộng rãi, bởi nó có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp (như: hen suyễn, ho, giải cảm bằng cách làm ra mồ hôi), giảm buồn nôn, làm dịu cơn say nắng. Ngoài ra, lá tía tô cũng được Đông y sử dụng như một loại thuốc chống co thắt để điều trị bệnh đường tiêu hóa – đây cũng là điểm ưu việt để chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô.
Tác dụng trong y học hiện đại
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh khả năng chữa bệnh trào ngược dạ dày của lá tía tô. Các hoạt chất có trong lá tía tô chỉ hiệu quả trong một số trường hợp sau:
- Chống viêm và chống dị ứng: Một số thành phần chống viêm của lá tía tô đã được xác định, bao gồm luteolin và axit dayic.
- Kháng khuẩn: Luteolin chiết xuất từ lá tía tô cho thấy hoạt tính kháng khuẩn rõ rệt chống lại vi khuẩn thường liên quan đến sâu răng.
- Chống oxy hóa: lá tía tô đỏ làm giảm đáng kể quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL).
4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Dưới đây là những phương pháp được lưu truyền và áp dụng dựa theo kinh nghiệm dân gian.
1. Lá tía tô ăn sống
Lá tía tô vốn là một loại rau sống được người Việt ăn phổ biến. Cũng giống như nhiều loại rau sống khác, lá tía tô có nhiều chất xơ, chất khoáng và theo một số nguồn tin, tía tô cũng có khả năng trung hòa axit dạ dày. Ăn lá tía tô với thực đơn hàng ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện trào ngược dạ dày, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu.
Bên cạnh hiệu quả lên hệ tiêu hóa, lá tía tô cũng có tác dụng giải độc nên rất tốt khi ăn kèm các loại thịt sống như tôm, cua, cá.
2. Trà tía tô
Bên cạnh việc ăn lá tía tô thì người bệnh cũng có thể sử dụng trà tía tô để chữa trào ngược dạ dày. Nó có khả năng hỗ trợ làm lành vết loét ở niêm mạc thực quản.
Trà tía tô có mùi hương đặc trưng của lá tía tô, vị nhạt, giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Dưới đây là cách để có nước lá tía tô uống hàng ngày.
- Nguyên liệu: 100g lá tía tô tươi, 1/4 quả chanh, 2 lít nước
- Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn
- Đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào, đun thêm 5 phút thì tắt bếp
- Đến khi trà nguội thì vắt chanh vào, khuấy đều và uống
3. Dùng lá tía tô làm nguyên liệu cho món ăn
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô bằng cách làm nguyên liệu cho món ăn cũng được rất nhiều gia đình áp dụng. Không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giảm đầy hơi và khó tiêu.
Dưới đây là các món ăn từ lá tía tô có tác dụng đối với người bệnh trào ngược dạ dày:
- Cháo tía tô: Nấu cháo tía tô với nguyên liệu: 1 chén gạo tẻ, 1 quả trứng gà ta, 1 nắm lá tía tô, gia vị. Vo gạo, đổ gạo và nước vào nồi rồi đun đến khi nhừ. Sau khi cháo chín, đập trứng gà vào vào nồi rồi khuấy đều, nêm nếm gia vị vừa ăn. Lá tía tô thái nhỏ bỏ vào bát, múc cháo ra bát rồi trộn đều và ăn.
- Chả ức gà tía tô: Nguyên liệu: 300g ức gà, 1 quả trứng gà, 1 nắm lá tía tô, gừng, hàng tím, ít gia vị. Cách làm: xay nhuyễn ức gà với ít gừng, hành tím, tía tô và gia vị. Sau đó, cuộn ức gà với từng lá tía tô rồi chiên với dầu đến khi chín, ăn cùng với cơm.
- Trứng chiên lá tía tô: 3 quả trứng gà, một ít lá tía tô thái nhỏ và chút gia vị. Khuấy đều trứng với tía tô, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho lên chảo chiên với ít dầu. Món trứng chiên lá tía tô chắc chắn sẽ rất hấp dẫn trong bữa cơm gia đình.
Trên đây là các cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được nhiều người áp dụng bởi chi phí rẻ, dễ thực hiện. Thế nhưng, đây chỉ là biện pháp dân gian và chưa được kiểm chứng hiệu quả bởi y học hiện đại. Do đó, nếu thực sự muốn kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày mà vẫn an toàn, hiệu quả thì người bệnh nên ưu tiên tìm mua những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh với thành phần thiên nhiên, được bộ Y tế cấp phép, ví dụ như sản phẩm Hỗn dịch trào ngược dạ dày Anvitra.