Từ xa xưa Bạch truật đã được coi là “thần dược trường thọ” giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hoá và tác dụng làm đẹp. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin cũng như công dụng diệu kỳ của vị thuốc quý này ngay sau đây.
Bạch truật vốn thuộc loài thực vật có hoa sống lâu năm thuộc họ Asteraceae (họ cúc).
Bạch truật tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, được dùng làm thuốc trong hệ thống y học cổ truyền của nhiều quốc gia nhất là khu vực Đông Á. Vị thuốc bạch truật là phần thân, rễ phơi khô của cây bạch truật. Tên gọi khác: Truật sơn kế, Sơn giới, Sơn khương, Sơn liên, Phu kế, Sao bạch truật, Tiêu bạch truật, v.v…
- Vị thuốc bạch truật có vị ngọt, đắng, tính ấm, màu trắng ngà, chắc, thơm nồng.
- Quy kinh: Tỳ, vị.
- Công năng, chủ trị: Kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai.
- Chủ trị: Chữa đau dạ dày, ăn chậm tiêu, bụng ngực đầy trướng, nôn mửa
Một số bài thuốc Đông y sử dụng bạch truật
Trị tiêu chảy do tỳ hư (tiêu chảy kéo dài, người mệt mỏi, ăn kém): bài Lý trung thang: Đảng sâm 12g, Can khương 8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
Trị chứng ra mồ hôi do khí hư: thuốc có tác dụng cố biểu chỉ hãn:
+ Bạch truật tán: Bạch truật, Phòng phong mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 24g, sắc uống hoặc tán thành bột, mỗi lần 8 – 12g.
+ Bạch truật tiễn: Bạch truật, Hoàng kỳ mỗi thứ 12g, Phù tiểu mạch 20g, sắc uống.
– Trị phù do tỳ hư: bài Ngũ linh tán: Bạch linh, Bạch truật, Trư linh, Trạch tả, Quế chi, sắc uống.
– Trị đau nhức khớp do phong thấp: dùng Bạch truật kết hợp Uy linh tiên, Phòng kỷ, Tang chi, có tác dụng kiện tỳ trừ thấp chỉ thống.
Tác dụng của bạch truật trong y học hiện đại
Thành phần hóa học chính: Trong thành phần của bạch truật có 1,4% tinh dầu cùng các thành phần khác như vitamin A, atractylola, atractylon.
1. Tác dụng kháng khuẩn
Bạch truật đã được sử dụng rộng rãi trong y học thảo dược cổ truyền và được ghi nhận với các hoạt động kháng khuẩn sự hiện diện của polysaccharid và flavonoid trong dịch chiết nước. Tác dụng kháng khuẩn phổ rộng của băng vải không dệt PET có chứa chiết xuất bạch truật với khả năng ức chế tốt nhất chiều rộng 12,84 mm và 16,81 mm đối với S. aureus và E. coli tương ứng, không kém hơn so với băng gạc kháng khuẩn thương mại.
2. Tác dụng chống viêm
Mục đích của nghiên cứu này là để sàng lọc hoạt động chống viêm của các phân đoạn và hợp chất từ Atractylodes macrocephala Koidz. Các thân rễ của Atractylodes macrocephala được xử lý bằng dịch CO2 siêu tới hạn và dịch chiết được phân tách bằng pha bình thường và pha đảo ngược sắc ký cột. Kết quả cho thấy tác dụng chống viêm trong các mô hình viêm cấp tính và mãn tính ở chuột sau khi uống atractylenolide I và các hợp chất khác trong phân đoạn chiết xuất từ Atractylodes macrocephala.
3. Tác dụng phục hồi biểu mô dạ dày ruột
Kết quả của các nghiên cứu hiện tại của chúng tôi cho thấy rằng điều trị bằng bạch truật làm kích thích đáng kể sự di chuyển của các tế bào biểu mô ruột thông qua con đường tín hiệu kênh polyamine-Kv1.1, có thể thúc đẩy việc chữa lành vết thương ruột. Những kết quả này cho thấy tính hữu ích tiềm năng của bạch truật đối với chữa rối loạn đường ruột đặc trưng bởi tổn thương và sửa chữa không hiệu quả của niêm mạc ruột.
Ngoài các tác dụng trên, bạch truật còn được biết đến với các tác dụng khác như tăng tiết mật, giải độc gan.
Ngoài các tác dụng đối với y học cổ truyền và hiện đại ra, ngày nay bạch truật còn được sử dụng trong làm đẹp như trị nám, làm trắng da.
Trong một nghiên cứu về các loại thảo dược Châu Á có tác dụng làm trắng da của Viện dược liệu Trung Quốc có trích dẫn thông tin từ cuốn sách Lý thuyết về bản chất y học, ghi lại rằng phần thân rễ của cây bạch truật có thể cải thiện làn da sẫm màu.
Với các tác dụng được kể trên, thành phần dược liệu bạch truật đóng góp vai trò phục hồi biểu mô dạ dày ruột trong công thức Hỗn dịch trào ngược dạ dày Anvitra, kết hợp với các dược liệu khác làm tăng cường yếu tố bảo vệ cho dạ dày đối với những bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1, trang 161-165.
[2]. Yi-Ting Shu a, Kuo-Ting Kao et al, “In vitro antibacterial and cytotoxic activities of plasma-modified polyethylene terephthalate nonwoven dressing with aqueous extract of Rhizome Atractylodes macrocephala”, Materials Science and Engineering C 77 (2017) 606–612.
[3]. Cui-Qin Li, Lang-Chong He, Hai-Yan Dong et al, “Screening for the anti-inflammatory activity of fractions and compounds from Atractylodes macrocephala koidz”.
[4]. Hou-Pan Song , Ru-Liu Li et al, Atractylodes macrocephala Koidz promotes intestinal epithelial restitution via the polyamine—Voltage-gated Kþ channel pathway, Journal of Ethnopharmacology 114(2207) 212-217.