Dược sĩ Dung Lê 28/08/2020
4.4/5 - (7 bình chọn)

Trào ngược dịch mật không phải là trào ngược axit dạ dày dù triệu chứng của hai tình trạng này là giống nhau, gồm: ợ hơi, ợ nóng, nôn và buồn nôn,… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 khái niệm này.

Trào ngược dịch mật là gì và nó phổ biến như thế nào?

Nếu bạn từng bị nôn nhiều và khi nôn ra có dịch màu vàng hoặc vàng xanh thì có thể bạn đã nôn ra dịch mật. Dịch mật là chất được sản xuất bởi dịch tá tràng, gan, túi mật và tụy tạo thành dung dịch trong tá tràng. Khi dung dịch này đi vào dạ dày và sau đó trào ngược lên thực quản, bệnh nhân sẽ bị mắc trào ngược dịch mật. Tình trạng này cũng có tên gọi khác là trào ngược dạ dày tá tràng.

Trào ngược dịch mật rất ít khi xảy ra ở người khỏe mạnh. Nó xảy ra chủ yếu  ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, đặc biệt là những người bị viêm thực quản nặng hoặc thực quản Barrett. Mức độ tổn thương mà dịch mật gây ra cho niêm mạc thực quản cũng sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với axit dạ dày.

Các triệu chứng của trào ngược dịch mật cũng tương tự như trào ngược axit dạ dày, bao gồm: ợ, ợ nóng, đau rát thực quản, ho,…

trao-nguoc-dich-mat
Trào ngược dịch mật là khi dịch mật từ tá tràng tràn vào dạ dày và từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Cách phân biệt trào ngược dịch mật với trào ngược axit dạ dày

Để phân biệt 2 tình trạng này là điều không thể, bởi các triệu chứng của chúng là tương đồng nhau. Như đã nói ở trên, dịch mật được tạo ra trong tuyến tụy và gan và được tập trung ở túi mật, sau đó đi vào tá tràng. Nhưng khi trào ngược dịch mật xảy ra thì nó đi vào dạ dày, đây là tình trạng sinh lý xảy ra sau khi ăn.

Thông thường, sẽ có một lượng dịch mật nhất định đi vào dạ dày. Trong dạ dày, dịch mật được trộn với thành phần dịch vị mà phần lớn là axit. Do đó, rất khó để phân biệt trào ngược axit với trào ngược dịch mật.

Có một số người chỉ bị trào ngược axit, một số khác lại bị trào ngược axit kết hợp trào ngược dịch mật. Và cho đến nay, các bác sĩ cũng chưa thể lý giải được tại sao lại dẫn đến hai trường hợp như vậy.

Cách chẩn đoán bệnh nhân bị trào ngược dịch mật

Phương pháp chẩn đoán rõ ràng nhất là tìm ra dịch mật trong thực quản và đo hàm lượng. Bác sĩ sẽ hút được dịch từ thực quản khi bệnh nhân bị trào ngược, sau đó sử dụng phân tích sinh hóa để xác định việc có hay không dịch mật trong chất lỏng có trong thực quản. Bình thường, dịch mật không thể xuất hiện trong thực quản, nên nếu thực quản có dịch mật thì chắc chắn bệnh nhân đã bị trào ngược dịch mật.

trao-nguoc-dich-mat-02

Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán này không còn phổ biến. Ngày nay, các bác sĩ sẽ sử dụng nội soi hình ảnh để xác định những thay đổi về màu sắc của chất lỏng trào ngược trong thực quản. Bởi vì dịch mật có một dải màu cụ thể, thiết bị so màu bằng hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định xem có mật trong dịch trào ngược hay không và nếu có thì nồng độ bao nhiêu và đã ở trong thực quản bao lâu.

Cách điều trị khi bị trào ngược dịch mật

Phương pháp điều trị dịch mật bị trào ngược cũng giống như cách điều trị trào ngược axit dạ dày. Nhìn chung, mọi giải pháp giúp giảm trào ngược axit đều có thể làm giảm trào ngược dịch mật. Từ việc thay đổi lối sống, giảm cân, kiêng ăn ngay trước khi ngủ đến việc đứng lên cúi xuống ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là yếu tố gây kích thích trào ngược axit và dịch mật.

Tương tự như vậy, các loại thuốc giúp làm giảm tiết axit dịch vị (như thuốc ức chế bơm proton) có thể được sử dụng để điều trị trào ngược dịch mật. Cuối cùng, ngay cả việc phẫu thuật chống trào ngược có thể làm giảm trào ngược axit và nó cũng có thể làm giảm trào ngược dịch mật.

Hiện nay, vẫn không có loại thuốc nào được sử dụng đặc biệt để giảm dịch mật.

Tại sao phải phân biệt trào ngược axit với trào ngược dịch mật khi cách điều trị là giống nhau?

Khoa học đã chứng minh rằng, những bệnh nhân bị trào ngược dịch mật nhiều hơn thì niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Do đó, một điều chắc chắn rằng lượng dịch mật bị trào ngược càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ càng lớn.

Trên thực tế, những bệnh nhân bị Barret thực quản ở mức độ nặng hay bệnh nhân bị ung thư thực quản hầu hết là những người bị trào ngược dịch mật. Tuy nhiên, bệnh nhân trào ngược dịch mật không cần phải theo dõi đặc biệt hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị khác nào ngoài các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, trừ khi người đó đã bị Barrett thực quản.

Nếu còn đang lo lắng về vấn đề tiêu hóa của bản thân hoặc bất kỳ nghi ngại nào về căn bệnh trào ngược dạ dày, hãy liên hệ ngay cho ANVITRA để được tư vấn kịp thời.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...