Trào ngược dạ dày thực quản được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau dựa trên mức độ tổn thương trên thực quản. Vậy bạn đang nằm ở cấp độ nào và phải điều trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các cấp độ trào ngược dạ dày, bao gồm trào ngược dạ dày thực quản độ A, B, C, D, M, N.
Cơ sở để xác định mức độ trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh về đường tiêu hóa mãn tính và tiến triển rất nhanh nếu không có phương pháp điều trị đúng. Việc lựa chọn cách điều trị còn phụ thuộc vào mức độ bệnh.
Mức độ trào ngược dạ dày được xác định bởi mức độ tổn thương của thực quản (do sự bào mòn của acid dạ dày). Thực quản bị tổn thương hay không là phụ thuộc vào lớp màng nhày của niêm mạc thực quản có tốt hay không và khả năng thanh thải acid của niêm mạc thực quản hoạt động có hiệu quả hay không.
Ví dụ: Ở người khỏe mạnh, sau khi bị trào ngược acid, thực quản sẽ có các nhu động nhanh chóng đẩy lượng acid này xuống dạ dày. Còn ở người bị bệnh trào ngược, nhu động kém, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản cũng kém, dẫn đến dù bị trào ngược ít thì thực quản của họ vẫn bị viêm hoặc loét.
Do đó, cách duy nhất để xác định thực quản bị tổn thương nhiều hay ít là phải làm xét nghiệm nội soi thực quản. Chỉ khi có kết quả nội soi hình ảnh thì bác sĩ mới có thể kết luận mức độ trào ngược dạ dày thực quản của bệnh nhân.
Một số hiểu lầm về cách xác định mức độ trào ngược dạ dày thực quản
Theo tư vấn của Thầy thuốc ưu tú – TS.BS Phạm Thị Bình – Nguyên trưởng khoa Thăm dò chức năng BV Bạch Mai, có 2 hiểu lầm phổ biến về cách xác định mức độ bệnh trào ngược dạ dày thức quản:
Hiểu lầm 1: Trào ngược nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tần suất trào ngược
Không ít tài liệu cho rằng, trào ngược nhẹ có tần suất trào ngược dưới 2 lần/ tuần, trào ngược nặng có tần suất trên 2 lần/ tuần. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vẫn có những người bệnh ít khi bị trào ngược, nhưng niêm mạc thực quản của họ lại bị tổn thương nghiêm trọng vì viêm, loét.
Hiểu lầm 2: Trào ngược nặng hay nhẹ là do số triệu chứng xuất hiện
Như bạn đã biết, các triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản là: ợ hơi, ợ chua, trào ngược acid và dịch vị, đau và nóng rát vùng thượng vị, nuốt vướng và một số biểu hiện bên ngoài thực quản như: buồn nôn, ho mãn tính, hen suyễn, khàn tiếng, miệng tiết nhiều nước bọt, hôi miệng…
Nhiều người lầm tưởng họ mắc càng nhiều triệu chứng trên thì bệnh của họ càng ở giai đoạn nặng. Đây là quan niệm sai lầm. Sự thật là, có thể bạn mắc hầu hết các triệu chứng trên nhưng niêm mạc thực quản của bạn vẫn chưa bị tổn thương nhiều, tức là bệnh trào ngược dạ dày của bạn vẫn ở mức độ nhẹ. Ngược lại, nếu bạn gặp ít triệu chứng nhưng thực tế, diện tích và mức độ tổn thương của niêm mạc thực quản lại lớn thì tức là trào ngược dạ dày đang ở giai đoạn nặng.
6 mức độ trào ngược dạ dày thực quản
Như đã nói ở trên, việc xác định mức độ bệnh trào ngược dạ dày thực quản là dựa vào mức độ tổn thương của thực quản. Theo chứng minh của y học hiện đại, dưới đây là các mức độ trào ngược từ nhẹ đến nặng:
Trào ngược dạ dày độ a (giai đoạn nhẹ)
Đây là giai đoạn khởi phát của trào ngược, niêm mạc thực quản xuất hiện vết loét dưới 5mm. Người bệnh gặp các triệu chứng trào ngược nhẹ, dễ nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào việc thay đổi lối sống và sử dụng một số loại thuốc có tác dụng bao tráng niêm mạc dạ dày thực quản và trung hòa acid dạ dày.
Trào ngược dạ dày độ b (giai đoạn vừa phải)
Tình trạng trào ngược đã xuất hiện viêm nhiễm, vết trợt trên niêm mạc với chiều dài trên 5mm. Người bệnh dễ bị đau khi nuốt và cần dùng đến thuốc ức chế acid dạ dày mỗi ngày được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không điều trị bệnh ngay sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân và có liên quan đến bệnh viêm thực quản.
Trào ngược dạ dày độ c (giai đoạn nặng)
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nặng có thể có các triệu chứng nặng hơn về tần suất và mức độ, sử dụng thuốc Tây y cũng khó có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Chất lượng cuộc sống của họ cũng giảm sút đáng kể vì những mệt mỏi do căn bệnh này đem lại. Đây cũng là giai đoạn của bệnh thực quản Barrett.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, khi người bệnh đã đến cấp độ trào ngược dạ dày này thì biện pháp chữa trị là sử dụng loại thuốc giúp phục hồi sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới – “cánh cửa” ngăn trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày. Biện pháp này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây trào ngược.
Trào ngược dạ dày độ d (gây ra ung thư thực quản)
Trào ngược dạ dày độ d là kết quả của quá trình nhiều năm trào ngược nghiêm trọng mà không được điều trị. Khoảng 10% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản lâu sẽ tiến đến mức độ d. Ở mức độ này, thực quản Barrett chuyển thành các vết sẹo và vết loét sâu với mức độ tổn thương rộng. Nó dễ phát triển từ thực quản Barrett thành ung thư thực quản nếu không được điều trị.
Ngoài ra, hiện nay y học hiện đại đã bổ sung thêm 2 mức độ trào ngược để phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Đó là trào ngược dạ dày thực quản độ m và độ n.
Trào ngược dạ dày thực quản độ m (viêm thực quản độ m)
Đây là giai đoạn tiền viêm, khi niêm mạc thực quản chỉ mới có dấu hiệu sưng đỏ. Khi được bác sĩ chẩn đoán bị trào ngược dạ dày độ m, người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe đường tiêu hóa của mình và lựa chọn các sản phẩm giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cho niêm mạc thực quản trước khi dẫn đến viêm thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản độ n
Là khi niêm mạc dạ dày và niêm mạc thực quản chưa có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào hay nói cách khác là không có bệnh. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả, ngừa tái phát
Nếu bạn muốn trị dứt điểm căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nên nhớ: cần điều trị nguyên nhân, không phải triệu chứng.
Bệnh nhân bị trào ngược cấp độ c và d có cơ thắt thực quản dưới (LES) rất yếu. Vì vậy cần sử dụng thuốc để điều trị trực tiếp vào cơ thắt thực quản dưới (nguyên nhân gây bệnh) chứ không phải chỉ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Trong khi đó, các thuốc Tây y kê đơn thì chỉ có tác dụng ức chế các triệu chứng, không thể điều trị nguyên nhân.
Hiện nay, rất nhiều người đã và đang tin tưởng sử dụng sản phẩm Hỗn dịch thảo dược Anvitra. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam áp dụng cơ chế đích, giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân “đẩy lùi” bệnh trào ngược dạ dày thực quản thành công.
>>> Xem thêm: Chuyên gia nói gì về chất lượng và hiệu quả Anvitra?
Cơ chế đích của Anvitra: tác động trực tiếp lên cơ thắt thực quản dưới, giúp cơ thắt này luôn đóng thật chặt, ngăn ngừa tình trạng acid và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Đặc biệt, cơ chế này đã đánh vào tận gốc căn nguyên gây bệnh nên nhận được sự tin dùng của nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, cùng hàng trăm nghìn bệnh nhân đã qua sử dụng.
Nhờ việc kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên theo nguyên tắc điều trị của học hiện đại, Anvitra mang đến 6 tác động toàn diện, bao gồm:
- Giảm acid dạ dày dư thừa
- Giảm nhu động quá mức của cơ dạ dày
- Giảm căng thẳng thần kinh
- Tăng tháo rỗng dạ dày
- Tăng chất nhầy bảo vệ và phục hồi tổn thương niêm mạc, làm lành các vết loét dạ dày thực quản
- Tăng cường chức năng cơ thắt thực quản dưới
Sau 1-2 tháng sử dụng, người bệnh sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực. Sản phẩm cũng có bán tại 3000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các vấn đề xoay quanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay sản phẩm Anvitra, bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline miễn cước 1800.234.558.