[Giải đáp] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi liệu có hiệu quả?

[Giải đáp] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi liệu có hiệu quả?

Đối với những người bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng, các bác sĩ thường khuyên tránh ăn tỏi, đặc biệt là tỏi sống. Tuy nhiên, một số người nói rằng tỏi có thể được sử dụng như một biện pháp khắc phục tự nhiên cho triệu chứng ợ chua của bệnh trào ngược. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho thực hư cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và để xem quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai.

Trào ngược dạ dày có ăn tỏi được không?

Trào ngược dạ dày là căn bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Triệu chứng điển hình của bệnh là ợ hơi, ợ chua, ợ nóng gây đau rát ở vùng dưới ngực. Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit và thức ăn trong dạ dày bị chảy ngược lên ống thực quản.

Đối với người bệnh trào ngược dạ dày, một số loại thực phẩm có thể làm các triệu chứng diễn ra thường xuyên và trầm trọng hơn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, bác sĩ có thể khuyên bạn dừng ăn tỏi. Bởi một số nghiên cứu cho thấy nó có thể làm tăng khả năng bị ợ chua ở những người bị trào ngược axit – đặc biệt là tỏi sống.

Tuy nhiên, phản ứng của cơ thể mỗi người với một loại thực phẩm là khác nhau. Bạn hãy nói chuyện kỹ với bác sĩ trước khi loại bỏ hoàn toàn tỏi ra khỏi thực đơn hàng ngày, bởi tỏi vẫn có tác dụng làm giảm cholesterol cũng như giảm nguy cơ mắc ung thư.

Điều đặc biệt, một số chuyên gia cũng cho rằng dùng tỏi dưới dạng thuốc có thể làm giảm chứng ợ nóng, giảm ợ chua và đau dạ dày và làm giảm lượng axit bằng cách cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường tiêu hóa. Vì tỏi có đặc tính chống vi khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, nguyên nhân gây ra 90% các trường hợp ợ chua.

Tóm lại: Trào ngược dạ dày có thể ăn tỏi khi hệ tiêu hóa của người đó không bị kích ứng với tỏi. Hãy ăn với một số lượng ít để tự bạn cảm nhận phản ứng của cơ thể. Nếu bạn cảm thấy ổn khi ăn tỏi thì hãy áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi theo các phương pháp dưới đây.

>> Xem thêm: 5 nguyên nhân gây đau bụng vào sáng sớm và cách xử lý

3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi tại nhà

1. Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi ngâm mật ong

Trong Đông y, mật ong được sử dụng làm vị thuốc với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và phục hồi tổn thương cho niêm mạc đường tiêu hóa. Đồng thời, nó cũng giú khắc phục một số triệu chứng của trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày như: ợ nóng, khó tiêu, đầy chướng bụng,…

Nhờ đó, kết hợp tỏi với mật ong sẽ giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày một cách hiệu quả hơn.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 15gr tỏi, một ít mật ong và một chiếc lọ thủy tinh
  • Bỏ tỏi vào cối và giã qua để tinh dầu tỏi dễ ngấm vào mật ong hơn
  • Cho tỏi đã giã vào lọ thủy tinh và đổ mật ong vào cho đến khi ngập tỏi
  • Đóng kín nắp và ngâm trong khoảng 3 tuần là dùng được
  • Khi cần, lấy 1 tép tỏi ăn để giảm cơn trào ngược

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng rượu tỏi

  • Chuẩn bị 50gr tỏi, 100ml rượu trắng 45 độ và 1 cái chai
  • Tỏi bóc vỏ và đập dập rồi cho vào chai, đổ thêm rượu trắng vào
  • Đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 10 ngày thì dùng được
  • Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê rượu tỏi. Một ngày dùng 2 lần trước khi ăn sẽ cho bạn thấy hiệu quả.

3. Chữa trào ngược dạ dày bằng nước mật ong, tỏi và gừng

Gừng có chứa nhiều hoạt chất có khả năng trị bệnh trào ngược dạ dày, bao gồm thành phần Tecpen và Oleoresin. Do vậy, nó có khả năng kháng viêm, chống nôn, cải thiện các vấn đề của hệ tiêu hóa.

Vì thế, sự kết hợp giữa tỏi và gừng sẽ giúp khắc phục nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng nhỉ, 2 tép tỏi, 15ml mật ong, 4 chén nước
  • Gừng rửa sạch và cạo sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng
  • Tỏi bóc vỏ và đập dập
  • Đổ 4 chén nước vào nồi đun sôi
  • Cho gừng và tỏi vào nồi nước sôi, hãm lấy nước trong 20 phút
  • Bỏ bã gừng và tỏi, chắt lấy nước
  • Đổ hỗn hợp mật ong vào nước gừng tỏi ra một chiếc cốc và khuấy đều
  • Uống khi nước còn ấm

Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

  • Không nên ăn tỏi sống khi đói vì chất kháng viêm trong nó sẽ làm nóng dạ dày, gây đau dạ dày
  • Người bị loét dạ dày, thực quản cũng không nên ăn tỏi sống vì sẽ làm trầm trọng thêm vết loét. Nên uống nước tỏi với mật ong sẽ phù hợp hơn.
  • Người bị bệnh trào ngược dạ dày nên sử dụng tỏi với một lượng vừa phải, bởi dùng quá nhiều có thể gây ợ nóng và hơi thở có mùi
  • Với những người bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã được chẩn đoán viêm thực quản, tốt hơn hết bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị được bác sĩ chuyên môn chỉ định. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn.

>> Xem thêm: Thuốc bao tử nexium là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ?


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.