THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » Chi tử

Chi tử

Chi tử (Tên khoa học: Gardenia jasminoides) là quả của cây hoa dành dành, loài hoa dân dã, phổ biến khắp miền quê Việt Nam. 

Tác dụng trong y học cổ truyền

Chi tử có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng:

  • Trị bứt rứt, buồn phiền, khó chịu, ban chồn trong ngực, mất ngủ, những chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông (Trân Châu Nang).
  • Thanh nhiệt ở thượng tiêu (Tâm, Phế), thanh uất nhiệt ở phần huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết (sao đen), thanh nhiệt ở tam tiêu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
chi-tu-01
Chi tử là vị thuốc khá quen thuộc trong Đông y,  tuy nhiên chưa xuất hiện nhiều trong các bài thuốc về tiêu hóa.

Tác dụng qua các nghiên cứu khoa học

Giảm tiết, trung hòa axit, chống viêm loét, ức chế cả HP, và còn nhiều tác dụng khác.

Giảm tiết acid như omeprazol

Omeprazol là môt hoạt chất giảm tiết acid phổ biến trong Tây y thông qua cơ chế  ức chế các bơm proton. Nếu bạn đã từng điều trị trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày do tăng tiết axit, 80% bạn đã được bác sĩ cho sử dụng Omeprazol. 

Trong nghiên cứu này, dịch chiết chi tử được so sánh tác dụng giảm tiết axit với omeprazol.

Kết quả, dịch chiết chi tử, Genipin gentiobioside, Gardenoside (2 hoạt chất chính trong chi tử) và omeprazol đều giảm tiết dịch vị, làm tăng pH dạ dày (tức acid giảm) tới gần mức bình thường.

Bảng 1: Sự thay đổi thể tích dịch vị và pH dạ dày ở chuột ở các nhóm.

Chú thích bảng:

  • JXGJ-1: Dich chiết chi tử mẫu 1
  • JXGJ-2: Dich chiết chi tử mẫu 2
  • Genipin gentiobioside, Gardenoside: hoạt chất trong chi tử
  • Omeprazol: thuốc giảm tiết axit
  • Gastric secretion volme: thể dích dịch vị
  • pH of the gastric juice: pH dạ dày

Tác dụng giảm tiết acid của chi tử được cho là cũng do ức chế bơm proton như omeprazol (thông qua tăng  nNOS). Mặt khác, dịch chiết chi tử còn làm tăng EGF – một chất nội sinh ức chế bài tiết acid dạ dày và tăng tái tạo niêm mạc.

Biểu đồ 1: Nồng độ EGF (Chú giải: Normal: nhóm bình thường; Control: nhóm chứng (tăng axit); JXGJ-1: Dich chiết chi tử mẫu 1; JXGJ-2: Dich chiết chi tử mẫu 2).
Biểu đồ 2: Nồng độ nNOS (Chú giải: Normal: nhóm bình thường; Control: nhóm chứng (tăng axit); JXGJ-1: Dich chiết chi tử mẫu 1; JXGJ-2: Dich chiết chi tử mẫu 2).

Trung hòa acid

Chiết xuất cồn của chi tử có tác dụng trung hòa acid 32,8 %. (Ảnh 4)

Trong nghiên cứu này, dịch chiết toàn phần của chi tử có tác dụng tốt hơn hoạt chất riêng lẻ.

Bảng 2: Tác dụng trung hòa acid của dịch chiết chi tử và hoạt chất.

Chú thích bảng:

  • GJE 70% ehtanol extract: Dịch chiết chi tử bởi cồn 70 độ
  • Ursolic acid, genipin: hoạt chất chính trong chi tử
  • Hydrotalcite:  chất trung hòa acid

Chống viêm loét

Tiếp tuc nghiên cứu với 2 hoạt chất chính trong chi tử và Axit ursolic và genipin

Để kiểm tra tác dụng chống loét, chuôt được cho  uống genipin và axit ursolic. 30 phút sau dạ dày chuột được gây tổn thương bằng HCl/ethanol.

Kết quả, uống genipin (100 mg/kg) làm giảm  97,1% tổn thương loét dạ dày do HCl/ethanol gây ra và vượt trội so với cimetidine (100 mg/kg) chỉ ức chế 47,5%  (Cimetidin là một thuốc kháng tiết axit dạ dày). – Bảng 4

Bảng 3: Tác dụng của Genipin và Axit ursolic trên tổn thương dạ dày gây ra bởi HCl/Ethanol

Chú thích bảng:

  • Axit ursolic và genipin: hoạt chất chính trong chi tử
  • Cimetidin: chất chống tiết axit làm đối chứng

Có thể khẳng định rằng thành phần Genipin trong dịch chiết chi tử có tác dụng chống  loét dạ dày mạnh mẽ. Cơ chế được cho là do khả năng trung hòa axit, chống gốc tự do, bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày,  tăng tiết chất nhầy…

Cao chi tử trong Anvitra được chuẩn hóa, yêu cầu hàm lượng genipin >= 0,3% để đảm bảo hiệu quả cao cho người dùng.

Kháng khuẩn H Pyori

Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. 

Trong nghiên cứu này,  dịch chiết chi tử và các thành phần chính của nó gồm Axit ursolic và genipin được so sánh tác dụng ức chế HP với ampicilin (kháng sinh).

Kết quả, dịch chiết cồn của chi tử đã ức chế hoàn toàn sự xâm lấn của H. pylori tại liều 100 lg / mL và tác dụng này tương đương với ampicilin (10 lg / mL).  Axit ursolic và genipin cũng ức chế hoàn toàn sự xâm nhập của H. pylori ở liều  50 và 100 lg/mL.

Với kết qua này, chi tử có thể là một kháng sinh tự nhiên đầy tiềm năng, đặc biệt hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn H.pylori.

Bảng 4: tác dụng của dịch chiết chi tử và hoạt chất của nó lên vi khuẩn H.pylori.

Chú thích bảng: 

  • Axit ursolic và genipin: hoạt chất chính trong chi tử
  • Ampicillin: kháng sinh diệt vi khuẩn

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra các tác dụng khác của dịch chiết chi tử như: chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng tiết dịch mật, an thần, giảm đau… Để biết thêm  về các tác dụng này, bạn có thể xem chi tiết trong các tài liệu  tham khảo cuối bài.

Kết luận

Mặc dù không được sử dụng nhiều trong đông y để điều trị các bệnh về dạ dày, thực quản, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đã xác thực tác dụng mạnh mẽ của chi tử trong giảm axit dạ dày, chống viêm loét,  thậm chí là kháng H.pylori. 

 

chi-tu
Quả chi tử khô

Tài liệu tham khảo:

1. Shaocheng Chen (2017)- Preventive effect of Gardenia jasminoides on HCl/ethanol induced gastric injury in mice.

2. Lee JH (2009) – Gardenia jasminoides Ellis ethanol extract and its constituents reduce the risks of gastritis and reverse gastric lesions in rat.

3. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1, tr 596 – 599.

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.